Trong năm 2022 sẽ có nhiều sự kiện thiên văn hấp dẫn - Ảnh: ACCUWEATHER
Yêu cầu duy nhất để thưởng thức màn trình diễn ánh sáng trên trời là thời tiết không có mây. Việc trang bị kính viễn vọng và tách cà phê có thể hữu ích đối với một số người, vì các sự kiện thường diễn ra vào đêm muộn ngay trước khi bình minh, theo trang tin thời tiết AccuWeather.
1. Bộ ba hành tinh chụm lại với nhau
Diễn ra: Cuối tháng 3
Đó sẽ là một khởi đầu năm mới không mấy êm đềm về các diễn biến thiên văn. Tuy nhiên, những điều tốt đẹp sẽ đến với những người biết chờ đợi, khi ba hành tinh tụ họp trên bầu trời vào buổi sáng sớm cuối tháng 3.
Sao Hỏa, sao Thổ và sao Kim sẽ xuất hiện cực gần nhau, đến mức chúng sẽ ở trong cùng một trường quan sát của một số kính thiên văn và ống nhòm.
Chương trình sẽ tiếp tục sau khi lịch chuyển sang tháng 4 với sao Hỏa và sao Thổ xuất hiện cực gần vào các buổi sáng sớm ngày 4-4 và ngày 5-4, chúng gần như trùng nhau trong khi sao Kim chiếu sáng gần đó.
2. Mưa sao băng Lyrid
Diễn ra: Ngày 21 và 22-4
Tháng 4 là tháng thiên văn toàn cầu và dành cho những người muốn ăn mừng bầu trời đêm vào ngày 21-4 đến ngày 22-4, là thời gian cực điểm của mưa sao băng Lyrid.
Đây sẽ là trận mưa sao băng đầu tiên đạt cực đại, chấm dứt đợt hạn hán mưa sao băng kéo dài và tạo ra khoảng 15 ngôi sao băng mỗi giờ.
3. Trăng đen
Diễn ra: Ngày 30-4
Thuật ngữ "trăng xanh" đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây, để mô tả trăng tròn thứ hai trong một tháng dương lịch.
"Trăng đen" của tháng 4 là bản sao của trăng xanh, đây là trăng non thứ hai trong tháng. Không thể quan sát được các mặt trăng mới, vì đó là thời điểm mặt được chiếu sáng của Mặt trăng hướng ra xa Trái đất.
4. Nguyệt thực toàn phần
Diễn ra: Ngày 15 và 16-5
Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ trong đêm từ ngày 15-5 đến ngày 16-5.
Nguyệt thực tháng 5 sẽ là nguyệt thực đầu tiên trong số hai nguyệt thực sẽ xuất hiện trong năm 2022.
5. Siêu trăng đầu tiên của năm 2022
Diễn ra: Ngày 14-6
Một bộ 3 siêu trăng sẽ xuất hiện vào năm 2022 và siêu trăng đầu tiên sẽ phát sáng vào giữa tháng 6.
Hiện tượng này xảy ra khi có Mặt trăng tròn ở gần chu kỳ, hoặc điểm trên quỹ đạo của Mặt trăng khi nó ở gần Trái đất nhất.
Siêu trăng tháng 6 sẽ có thêm 2 lần xuất hiện sau đó, lần 2 vào ngày 13-7 và lần 3 vào ngày 12-8.
6. Các hành tinh sắp xếp theo thứ tự
Diễn ra: ngày 24-6
Sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa và sao Thổ đều đủ sáng để có thể nhìn thấy bằng mắt thường và chúng sẽ sắp xếp theo thứ tự trước khi mặt trời mọc.
Sự thẳng hàng hiếm có sẽ xuất hiện ngay trước khi mặt trời mọc vào ngày 24-6 trên bầu trời. Mặt trăng lưỡi liềm cũng sẽ nằm thẳng hàng với các hành tinh, chiếu giữa sao Kim và sao Hỏa.
7. Mưa sao băng Perseid
Diễn ra: Ngày 12 và 13-8
Trong điều kiện lý tưởng, Perseids có thể xuất hiện rực rỡ với 50-100 ngôi sao băng/giờ. Tuy nhiên, tỉ lệ theo giờ có thể giảm xuống một nửa trong năm 2022 khi sự kiện lên đến đỉnh điểm vào đêm sau siêu trăng sáng.
8. Nguyệt thực toàn phần
Diễn ra: Ngày 8-11
Nguyệt thực toàn phần lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng của năm 2022 sẽ diễn ra trước khi mặt trời mọc vào ngày 8-11.
9. Sự đối lập của sao Hỏa
Diễn ra: Ngày 8-12
Sao Hỏa, một trong những láng giềng gần nhất của Trái đất, sẽ đạt độ sáng cực đại vào đầu tháng 12 khi nó chạm tới ngưỡng đối nghịch.
Sự đối lập của sao Hỏa là khi hành tinh Đỏ nằm đối diện với Mặt trời theo hướng nhìn của Trái đất. Kết quả là nó có thể xuất hiện suốt đêm và sáng hơn hầu hết các ngôi sao trên bầu trời.
10. Mưa sao băng Geminid
Diễn ra: Ngày 13 và 14-12
Một trong những trận mưa sao băng hằng năm được mong đợi nhất cũng sẽ là một trong những sự kiện thiên văn học cuối cùng trong năm.
Trong điều kiện lý tưởng, Geminids có thể cung cấp hơn 100 sao băng/giờ.
TTO - Tối 26-5, những người yêu thiên văn tại Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát cùng lúc hai sự kiện thiên văn đáng chú ý trong năm 2021, đó là 'siêu trăng' kết hợp với nguyệt thực toàn phần.
Xem thêm: mth.98484040103211202-2202-man-gnort-uad-gnah-iv-uht-nav-neiht-neik-us-01/nv.ertiout