vĐồng tin tức tài chính 365

Người dân Trung Quốc mường tượng thế nào về 'thịnh vượng chung' - chính sách bom tấn của ông Tập?

2021-12-30 12:56

2021 là một năm ghi nhận nhiều biến chuyển lớn của Trung Quốc. Một trong các điểm nhấn lớn chính là chính sách "thịnh vượng chung" - chủ trương do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo dai dẳng tại Trung Quốc.

Trong năm qua, thịnh vượng chung đã trở thành nền tảng, động lực để Bắc Kinh hạn chế quyền lực của các gã khổng lồ công nghệ, hạ nhiệt giá nhà ở, khuyến khích hoạt động từ thiện và theo đuổi năng lượng sạch.

Thịnh vượng chung còn thúc giục chính quyền địa phương tăng cường kiểm soát ngành công nghiệp giải trí, đào thải những nghệ sĩ đời tư tai tiếng, trấn áp các livestreamer và diễn viên trốn thuế, đồng thời giám sát những văn hóa "không phù hợp".

Người dân Trung Quốc mường tượng thế nào về 'thịnh vượng chung' - chính sách bom tấn của ông Tập? - Ảnh 1.

Mục đích lớn lao của "thịnh vượng chung" là san sẻ của cải từ người giàu sang những người thu nhập thấp hơn. (Ảnh minh họa: Bloomberg).

Theo nhận định của Bloomberg, những biến chuyển trong lòng xã hội Trung Quốc sẽ còn tiếp tục và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của những người trẻ tuổi. Để biết cái nhìn của người dân Trung Quốc về đất nước mình trong 10 năm tới như thế nào, Bloomberg đã trò chuyện cùng một số nhân vật.

Các cá nhân tham gia phỏng vấn có bối cảnh và công tác trong nhiều ngành nghề khác nhau. Dù phớt lờ các câu hỏi về chính trị nhạy cảm, nhận xét của họ nhìn chung khá lạc quan. Song cũng có một số người cảm thấy ít tin tưởng vào tương lai hơn.

Suji Yan

Sáng lập viên kiêm CEO của một công ty khởi nghiệp; chủ trương chống lại văn hóa làm việc "996"; 25 tuổi, sinh sống tại nhiều địa điểm

Người dân Trung Quốc mường tượng thế nào về 'thịnh vượng chung' - chính sách bom tấn của ông Tập? - Ảnh 2.

CEO Suji Yan. (Ảnh: Suji Yan).

Theo Suji Yan, những gã khổng lồ công nghệ trên toàn cầu đang trở nên hùng mạnh đến mức họ có thể "lấn át chính phủ". 

Cuộc trấn áp của Bắc Kinh đối với lĩnh vực công nghệ là cách để chính quyền ông Tập tái khẳng định quyền kiểm soát của nhà nước.

Là người tin tưởng vào "thế giới kỹ thuật số phi tập trung" và các hệ thống mã nguồn mở, Yan cho rằng việc ủng hộ các quy định chặt chẽ của chính phủ lẫn hoan nghênh các công ty công nghệ bành trướng đều "cực kỳ tồi tệ". Yan đang suy nghĩ về một giải pháp thay thế tốt hơn.

Yan cho hay, các ông lớn công nghệ thường kỳ vọng mọi khía cạnh của cuộc sống thường nhật sẽ dính dáng đến thế giới kỹ thuật số hơn, từ truyền thông và tiền tệ đến bỏ phiếu bầu và quản trị.

Trong khi đó, chính sách thịnh vượng chung được tạo ra để "rút tiền ra khỏi túi của các gã khổng lồ công nghệ", Yan giải thích. 

Vị CEO trẻ tuổi dự đoán rằng, trong 3 - 5 năm tới, chính phủ các nước phương Tây cũng sẽ ra sức kìm hãm ngành công nghệ tương tự như Trung Quốc bây giờ.

Lillian Li

Cây bút công nghệ, nhà kinh tế kiêm tư vấn chiến lược; tuổi trong khoảng cuối 20 đến đầu 30; sống tại Thượng Hải kể từ tháng 8/2020 sau hai thập kỷ lăn lộn ở Mỹ và châu Âu

Trong 10 năm tới, Lillian Li dự đoán "mối quan hệ cộng sinh giữa các công ty công nghệ và chính phủ Trung Quốc" - thứ xuất hiện từ chính sách thịnh vượng chung, sẽ vẫn tiếp diễn.

Li coi thịnh vượng chung là "một thuật ngữ cao siêu cho một khái niệm rất phổ thông". Đơn giản là mọi người đều nên có cùng mức sống như nhau. "Theo cách hiểu đó, thịnh vượng chung cũng không khác những gì đang phổ biến ở châu Âu", Li cho hay.

Theo cây bút công nghệ này, bất cứ khi nào phát sinh một "vấn đề xã hội", phản ứng đầu tiên của người dân tại châu Âu hoặc Mỹ thường là kêu gọi các lực lượng thị trường can thiệp. Trong khi đó, ở Trung Quốc thì mặc định là người dân muốn chính phủ can thiệp.

Ở diễn biến khác, Li cho rằng tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc ngày càng lớn mạnh là "tin tốt" cho các công ty quốc tế.

"Khi xem các báo cáo, bạn sẽ nhận thấy thị trường lớn nhất cho các mặt hàng xa xỉ hiện nay trên thế giới là các thành phố hạng ba hoặc hạng tư ở Trung Quốc. Họ chính là những người hưởng lợi lớn từ chiến lược thịnh vượng chung", Li nhận định.

Người dân Trung Quốc mường tượng thế nào về 'thịnh vượng chung' - chính sách bom tấn của ông Tập? - Ảnh 3.

Lillian Li coi thịnh vượng chung là "một thuật ngữ cao siêu cho một khái niệm rất phổ thông". (Ảnh minh họa: Bloomberg).

Li Shuo

Cố vấn chính sách toàn cầu tại mạng lưới Greenpeace khu vực Đông Á; 34 tuổi, sống tại Bắc Kinh

Theo Li Shuo, việc Trung Quốc chuyển đổi sang năng lượng xanh sẽ tạo ra lợi ích không đồng đều giữa các khu vực trên cả nước. Do đó, giải quyết những bất bình đẳng này là một thử thách lớn cho chính phủ trong hành trình theo đuổi thịnh vượng chung.

Người dân Trung Quốc mường tượng thế nào về 'thịnh vượng chung' - chính sách bom tấn của ông Tập? - Ảnh 4.

Cố vấn chính sách Li Shuo. (Ảnh: Greenpeace).

Li nhấn mạnh, một số nhóm có thể đối mặt với thách thức kinh tế nghiêm trọng hơn, điều này là rất khó tránh khỏi. 

Các địa điểm như trung tâm xe điện Thâm Quyến sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn, trong khi những vùng phụ thuộc vào các ngành công nghiệp truyền thống như thủ phủ than Sơn Tây sẽ phải tái cơ cấu kinh tế.

Trong 10 năm tới, Li kỳ vọng các mô hình kinh doanh mới nổi sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân cũng như giúp Trung Quốc hoàn thành mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060. Dịch vụ chia sẻ xe đạp là một ví dụ gần đây, Li nói.

Hơn nữa, Li cũng hy vọng trong một thập kỷ tới không còn nhiều người trẻ làm việc trong các ngành công nghiệp nặng như cha ông họ. "Tỷ trọng của các ngành này trong nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ giảm sâu hơn nữa", Li nhận định.

Thực chất, việc đạt được trạng thái trung hòa carbon trong vòng vài thập kỷ không khác gì mộng tưởng đối với nhiều nước phát triển, Li cho hay. Nếu có nước nào đủ quyết tâm chạm đến mục tiêu đó, thì "lịch sử chứng minh đó chính là Trung Quôc", vị chuyên gia khẳng định.

Feng Chucheng

Chuyên gia phân tích tại hãng nghiên cứu Plenum; 29 tuổi, sống tại Bắc Kinh

Feng cho rằng trong 10 năm tới, nền kinh tế Trung Quốc sẽ rất khác biệt so với các nước phát triển ở phương Tây. Trung Quốc sẽ tạo lập mối quan hệ cân bằng hơn giữa khu vực nhà nước và tư nhân, trái ngược với phương Tây vốn dựa dẫm vào doanh nghiệp tư nhân.

Bắc Kinh nhận thấy chỉ khu vực nhà nước mới có thể tạo ra vùng đệm để bảo vệ nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng. Trong những tình huống như đại dịch COVID-19, Trung Quốc có thể huy động sức mạnh của khu vực công, trong khi lĩnh vực tư nhân chỉ tập trung vào cắt giảm nhân công và ưu tiên lợi nhuận, Feng giải thích.

Người dân Trung Quốc mường tượng thế nào về 'thịnh vượng chung' - chính sách bom tấn của ông Tập? - Ảnh 5.

Trong 10 năm tới, Feng tin rằng Trung Quốc sẽ tạo lập mối quan hệ cân bằng hơn giữa khu vực nhà nước và tư nhân. (Ảnh minh họa: Bloomberg).

Ngoài ra, Feng cũng dự đoán mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn Trung Quốc sẽ trở nên cân bằng hơn và ranh giới giữa hai bên sẽ lu mờ dần. "Trung Quốc đã nhận ra rằng để tiếp tục tăng trưởng như hiện nay, họ phải tận dụng dân số nông thôn mà trước đây vốn không phải lực lượng tiêu dùng chính", nhà phân tích nhấn mạnh.

Xin Youzhi

Livestreamer có biệt danh Simba, sở hữu hơn 95 triệu người theo dõi trên ứng dụng video của Kuaishou Technology; sáng lập viên của công ty thương mại điện tử Xinxuan; 31 tuổi, sống ở Hàng Châu

Xin kỳ vọng các công nghệ trong lĩnh vực tiêu dùng tại Trung Quốc sẽ phát triển nhanh chóng trong 10 năm tới và tạo không gian cho các ý tưởng như livestream nở rộ. Các nước phát triển khác khi đó có thể học hỏi từ Trung Quốc.

Theo chia sẻ của Xin, ngành công nghiệp livestream đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời anh - một người lớn lên ở vùng nông thôn nghèo khó và là con trai của một người nông dân.

Người dân Trung Quốc mường tượng thế nào về 'thịnh vượng chung' - chính sách bom tấn của ông Tập? - Ảnh 6.

Xin Youzhi trong một buổi livestream. (Ảnh: Xinxuan Group).

Xin cho rằng, thịnh vượng chung có nghĩa là những người có ảnh hưởng sẽ tìm đến những ai có ý tưởng tốt và giúp họ tham gia vào làn sóng thương mại điện tử. 

"Tôi hy vọng có ngày càng nhiều người dân Trung Quốc bước chân vào e-commerce", Xin bày tỏ.

Xin đang hợp tác với khoảng 50 giảng viên để mở một trường dạy về livestream, dự kiến phục vụ khoảng 50.000 - 100.000 sinh viên mỗi năm. 

Livestreamer này muốn giúp đỡ thật nhiều người xây dựng nền tảng kinh doanh trực tuyến, kể cả những người nông dân.

Cũng theo Xin, mặt trái của livestream là nó giúp nhiều người trở nên giàu có quá mức nhưng lại không thúc đẩy họ chia sẻ bí quyết làm giàu cho người khác. Gần đây, một số livestreamer hàng đầu như Viya (Vi Á) đã phải đóng phạt hàng triệu USD về trốn thuế.

Xem thêm: mth.77193712103211202-pat-gno-auc-nat-mob-hcas-hnihc-gnuhc-gnouv-hniht-ev-oan-eht-gnout-gnoum-couq-gnurt-nad-iougn/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người dân Trung Quốc mường tượng thế nào về 'thịnh vượng chung' - chính sách bom tấn của ông Tập?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools