vĐồng tin tức tài chính 365

Nghịch lý nhưng hợp lý: 2 năm đại dịch người dân hạn chế đi lại nhưng vốn hoá ngành ô tô toàn cầu tăng gấp 3, cán mốc 3.

2021-12-31 03:12

2021 là một năm điên rồ với cổ phiếu ngành ô tô, đặc biệt là xe điện. Tesla Inc vượt mức vốn hoá 1.000 tỷ USD sau đó giảm nhẹ sau khi Elon Musk bán 11 tỷ USD cổ phiếu để trả thuế. Rivian – hãng có doanh thu gần như bằng 0 IPO và ngay lập tức đạt mức vốn hoá xấp xỉ 100 tỷ USD.

Nghịch lý nhưng hợp lý: 2 năm đại dịch người dân hạn chế đi lại nhưng vốn hoá ngành ô tô toàn cầu tăng gấp 3, cán mốc 3.000 tỷ USD - Ảnh 1.

Tuy nhiên, không chỉ các hãng sản xuất ô tô điện, cổ phiếu các nhà sản xuất ô tô truyền thống cũng tăng giá. Trước khi đại dịch bắt đầu, toàn bộ ngành công nghiệp ô tô được định giá khoảng 1.000 tỷ USD nhưng hiện tại, con số này đã cán mốc 3.000 tỷ USD.

Nghịch lý nhưng hợp lý: 2 năm đại dịch người dân hạn chế đi lại nhưng vốn hoá ngành ô tô toàn cầu tăng gấp 3, cán mốc 3.000 tỷ USD - Ảnh 2.

Vốn hoá của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu tăng mạnh trong 2 năm diễn ra đại dịch.


Nghịch lý nhưng hợp lý: 2 năm đại dịch người dân hạn chế đi lại nhưng vốn hoá ngành ô tô toàn cầu tăng gấp 3, cán mốc 3.000 tỷ USD - Ảnh 3.

Tương quan giữa vốn hoá của các hãng sản xuất ô tô điện và nhà sản xuất ô tô truyền thống. Nguồn: Bloomberg.


Câu chuyện ở chỗ, các hãng ô tô điện ra đời không phải để thay thế nhà sản xuất ô tô truyền thống. Hiện tại, ô tô điện chỉ chiếm khoảng 7% doanh số bán ô tô toàn cầu nhưng vốn hoá của họ chiếm đến một nửa thị trường. Nói một cách chính xác hơn, các công ty này đã giúp vốn hoá của ngành công nghiệp ô tô tăng gấp đôi. "Không ai bị mất đi và toàn bộ thị trường đã tăng gấp 3 lần", các nhà phân tích của Evercore ISI cho biết.

Chiếm một nửa trong nhóm mở rộng này chính là mức tăng đáng kinh ngạc của Tesla: 12 lần. Các nhà sản xuất xe điện khác cũng có những bước nhảy vọt. Vốn hoá của BYD (Trung Quốc) tăng khoảng 100 tỷ USD - gần gấp 7 lần. Các hãng sản xuất khác như Rivian, Lucid, Xpeng cũng thu về cỡ 250 tỷ USD thông qua IPO.

Nghịch lý nhưng hợp lý: 2 năm đại dịch người dân hạn chế đi lại nhưng vốn hoá ngành ô tô toàn cầu tăng gấp 3, cán mốc 3.000 tỷ USD - Ảnh 4.

Các hãng sản xuất ô tô truyền thống cũng tăng mạnh giá trị trong năm nay.


Trong khi đó, những người "cận vệ già" là các nhà sản xuất ô tô truyền thống cũng không đứng im. Ford tăng gấp hơn 2 là giá trị trong khi General Motors tăng hơn một nửa. Toyota, có vốn hoá lớn nhất ngành ô tô vào cuối năm 2019, đã tăng gần gấp đôi trong khi Hyundai và Kia tăng ít nhất 75%. Các nhà sản xuất lớn của châu Âu không đạt mức tăng "thần kỳ" đó nhưng vẫn vốn hoá vẫn tăng 20-40%.

3.000 tỷ USD, đó là chưa tính đến ngành công nghiệp linh kiện và phụ tùng khổng lồ cung cấp cho thị trường ô tô. Ví dụ, nhà sản xuất pin xe điện của Trung Quốc là CATL hiện có giá trị khoảng 220 tỷ USD so với mức chỉ 30 tỷ USD 2 năm trước.

Tham khảo: Bloomberg

Theo Đức Nam

Doanh nghiệp tiếp thị

Xem thêm: nhc.36375250203211202-dsu-yt-0003-com-nac-3-pag-gnat-uac-naot-ot-o-hnagn-aoh-nov-gnuhn-ial-id-ehc-nah-nad-iougn-hcid-iad-man-2-yl-poh-gnuhn-yl-hcihgn/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nghịch lý nhưng hợp lý: 2 năm đại dịch người dân hạn chế đi lại nhưng vốn hoá ngành ô tô toàn cầu tăng gấp 3, cán mốc 3.”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools