vĐồng tin tức tài chính 365

Elon Musk tuyên chiến với Apple: Muốn đánh bại kẻ 'ăn dày' 30% hoa hồng, mặc sức dọa đuổi nhiều ứng dụng khỏi App Store

2022-12-01 12:25

Elon Musk - Người đàn ông giàu có nhất thế giới gần đây đã mua nền tảng truyền thông xã hội yêu thích của mình với giá 44 tỷ USD. Musk nói ông hy vọng rằng sẽ biến Twitter thành một “ứng dụng của mọi thứ”, qua đó gửi một thông điệp tới cho tất cả chúng ta: Các công ty công nghệ lớn đang nắm quá nhiều quyền lực.

Khởi động tháng thứ 2 trên cương vị chủ sở hữu Twitter, Elon Musk đã bắt đầu bằng cách gây chiến với một trong những công ty duy nhất trên Trái Đất đủ lớn để cho phép người giàu nhất thế giới coi mình là kẻ yếu thế: Apple.

Trong vài tuần đầu tiên điều hành Twitter, Musk đã làm nhiều việc khiến các nhà quảng cáo lo lắng. Ông bắt đầu bán dịch vụ xác minh tài khoản, dẫn đến việc xuất hiện hàng loạt tài khoản mạo danh, điều khiến nhiều thương hiệu kinh hãi.

Musk cũng đã cắt giảm các nhóm nhân viên chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung trên nền tảng cũng như hầu hết nhân viên bán hàng của công ty. Kết quả là, trong một số trường hợp, các khách hàng lâu năm phàn nàn rằng họ không còn ai để gọi khi cần hỗ trợ.

Musk cũng đã tuyên bố “ân xá” hàng loạt cho các tài khoản bị cấm, đồng nghĩa với việc trả lại hàng chục nghìn người dùng gây tranh cãi, nhiều người trong số họ đã khiến cuộc sống trên nền tảng trở nên khốn khổ đối với những người dùng khác. Nói rộng hơn, Musk đang hướng Twitter tập trung vào mục tiêu bán thuê bao thay vì tập trung vào quảng cáo như trước đây.

Điều này khiến toàn bộ các nhà quảng cáo lớn xa lánh họ, quyết định rút lui khỏi nền tảng này, một phần vì sự thận trọng và cảm giác “an toàn cho thương hiệu” nhưng cũng một phần nữa bởi vì, trong kế hoạch quảng cáo trực tuyến lớn của họ, Twitter cũng… không quan trọng lắm. Trong số các công ty giảm chi tiêu có Apple, được cho là nhà quảng cáo lớn nhất của Twitter trong những quý gần đây.

Tuy nhiên, điều này không đủ để giải thích tại sao Musk lại nói một cách hoa mỹ về “trận chiến vì tương lai của nền văn minh” và về việc tạo ra một “chiếc điện thoại thay thế” để bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Apple không chỉ là một nhà quảng cáo lớn - mà còn là một công ty có ít nhất một số quyền kiểm soát về mặt lý thuyết đối với hầu hết các khía cạnh kinh doanh của Twitter.

Apple quyết định ai có quyền truy cập vào App Store, qua đó người dùng Twitter trên iPhone và iPad có quyền truy cập vào ứng dụng của nền tảng truyền thông xã hội này. Apple cũng tính phí hoa hồng khi mua hàng trong ứng dụng, nghĩa là bất kỳ hoạt động kinh doanh đăng ký nào trong tương lai cho Twitter sẽ phải tính đến khoản phí 30% của Apple. Các nền tảng truyền thông xã hội có các quy tắc về loại nội dung mà người dùng có thể đăng tải. Apple cũng có các quy tắc riêng.

Ví dụ, nguyên tắc trên App Store của Apple cấm nội dung “có thể phản cảm”. “Các ứng dụng không được bao gồm nội dung gây khó chịu, thiếu nhạy cảm, khó chịu, rùng rợn…”. Apple thừa nhận rằng nội dung do người dùng tạo đưa ra “những thách thức cụ thể” và giải quyết chúng bằng cách nhấn mạnh rằng các mạng xã hội và ứng dụng tương tự phải triển khai các phương pháp chặn và báo cáo nội dung phản cảm cũng như một số loại phương pháp để lọc nội dung đó ngay từ đầu.

Một Twitter không đủ nhân lực hoặc cố ý không kiểm duyệt nội dung sẽ vi phạm các quy tắc này và lịch sử cho thấy, Apple từng cấm các ứng dụng của các công ty thậm chí lớn hơn Twitter.

Người đứng đầu bộ phận tin cậy và an toàn cuối cùng của Twitter (người không còn ở công ty) đã viết về kinh nghiệm của mình khi đối phó với Apple và Google trên tờ New York Times như sau: “Các hướng dẫn của Apple dành cho các nhà phát triển là hợp lý và rõ ràng. Trong thực tế, việc thực thi các quy tắc này là rất khó khăn”.

Nhìn chung, nền kinh tế ứng dụng di động tập trung của Apple và Google đã cực kỳ sinh lợi cho các công ty truyền thông xã hội. Các công ty phụ thuộc vào mua hàng trong ứng dụng và doanh thu đăng ký khi bị Apple “cắt phế” đáng kể đã lên tiếng nhiều hơn về những bất bình của họ. Một số cái tên có thể kể đến là Spotify, Epic Games và Match Group đều đã tiến hành các cuộc chiến công khai chống lại các chính sách của App Store.

Nhưng sự lo lắng cũng đang sôi sục trên các nền tảng lớn, sau bản cập nhật năm 2021 cho các quy tắc của App Store yêu cầu các nhà phát triển hỏi người dùng đồng ý để được theo dõi vì mục đích quảng cáo. Điều này đã khiến các công ty như Meta, Twitter và Snap có ít dữ liệu hơn đáng kể để làm việc, khiến họ giảm hàng chục tỷ USD doanh thu. Quan trọng hơn, đó cũng là nguyên nhân khiến cổ phiếu của các công ty mạng xã hội giảm thảm hại.

Đây là chính xác vấn đề khiến các sếp công ty mạng truyền thông xã hội bận tâm – và dĩ nhiên không ngoại trừ Elon Musk. Một vài năm trước, Apple có lẽ đã coi điều này như cơn thịnh nộ của một giám đốc điều hành tại một công ty tương đối nhỏ. Twitter cần Apple, nhưng Apple không cần Twitter.

Hiện tại là năm 2022, Apple vẫn mạnh mẽ như trước đây, nhưng dường như đang trong tâm trạng thận trọng hơn. Công ty đang đấu tranh với một vụ kiện bởi Epic Games - hiện đang kháng cáo. Ủy ban châu Âu đang điều tra Apple dựa trên cơ sở chống độc quyền sau các khiếu nại từ Spotify. Theo một báo cáo vào tháng 8 từ Politico, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đang trong giai đoạn đầu của việc “soạn thảo một khiếu nại chống độc quyền tiềm ẩn đối với Apple” - tập trung vào App Store.

Không rõ liệu Musk có đạt được những gì ông muốn từ việc này hay không, nhưng việc thử làm cũng không phải là lựa chọn quá tệ. Bên cạnh đó, tờ NYMag nhận định, Twitter cũng ngày càng có ít thứ để mất hơn…

Nguồn: NYMag

Xem thêm: nhc.33084839010212202-on-nahp-ehgn-gnoc-ioig-ac-neihk-erots-ppa-iohk-gnud-gnu-ueihn-ioud-aod-cus-cam-gnoh-aoh-03-yad-na-ek-iab-hnad-noum-elppa-iov-neihc-neyut-ksum-nole/nv.fefac

Comments:0 | Tags: app

“Elon Musk tuyên chiến với Apple: Muốn đánh bại kẻ 'ăn dày' 30% hoa hồng, mặc sức dọa đuổi nhiều ứng dụng khỏi App Store ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools