Sáng nay (1/12), Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị với các Bộ, ngành, địa phương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài, cũng như những giải pháp khắc phục cho tháng cuối năm và năm 2023.
Thống kê cho thấy, một nửa số dự án đầu tư công nguồn vốn nước ngoài có giải ngân bằng 0. Ước tính có tới hơn 60% số vốn dự toán không giải ngân được do các đơn vị chủ động xin hủy, hoặc không thể triển khai dự án. Còn lại 40% là do gặp vướng mắc trong quá trình triển khai.
"Tuyến đường sắt đô thị thí điểm Nhổn - ga Hà Nội vướng mắc giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến giải ngân, vướng mắc quy định hợp đồng FIDIC, vướng mắc quy chuẩn, quy định, đơn giá, dẫn đến phê chuẩn thiết kế mất nhiều thời gian", ông Nguyễn Ngọc Tú, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội, thông tin.
Thống kê cho thấy, một nửa số dự án đầu tư công nguồn vốn nước ngoài có giải ngân bằng 0. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
"Bộ Tài chính đề nghị các chủ dự án gửi hồ sơ đủ điều kiện rút vốn cho Bộ Tài chính, muộn nhất vào ngày 10/1/2023 để kịp thời ký đơn, rút vốn gửi nhà tài trợ để giải ngân trước 31/1/2023 theo quy định", ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nợ, Bộ Tài chính, nói.
Bên cạnh giải pháp đốc thúc các cơ quan chủ quản, đồng thời kiến nghị sửa đổi hành lang pháp lý theo hướng đơn giản hóa quy trình, Bộ Tài chính còn đề nghị không cho phép kéo dài kế hoạch vốn năm 2022 và số không giải ngân sẽ bị hủy bỏ theo quy định.
VTV.vn - Bắc Giang và Ninh Bình là những tỉnh dẫn đầu giải ngân vốn đầu tư công của cả nước với tỷ lệ đạt gần 90% kế hoạch giao.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.28152705110212202-hcaoh-ek-6062-tad-gnaht-11-iaogn-coun-nov-gnoc-ut-uad-nagn-iaig/et-hnik/nv.vtv