Phụ huynh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm quan sát giờ ăn trưa của con mình
"Lúc 5h30 chúng tôi đến trường thì được biết các cô cấp dưỡng, tạp vụ đã có mặt tại trường từ 5h để vệ sinh bếp, lau sàn... Cùng các nhân viên nhà bếp thực hiện khâu tiếp phẩm, chúng tôi khá yên tâm khi tận mắt chứng kiến nguồn thực phẩm tươi sống do Co.opmart và Vissan cung cấp.
Tôi có hai con học ở Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm nên việc dự giờ ăn bán trú của con đã làm nhiều lần. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chúng tôi đến trường từ sáng sớm như thế này", ông Hứa Thiện Vương - trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm - cho biết.
Phụ huynh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm giám sát khâu tiếp phẩm
Sau khâu tiếp phẩm, các phụ huynh đi tham quan hệ thống bếp một chiều, đồng thời giám sát từng công đoạn chế biến thức ăn của các nhân viên cấp dưỡng.
Một phụ huynh cho biết đã rất lo sau sự việc một học sinh Trường iSchool Nha Trang tử vong sau khi bị ngộ độc từ bếp ăn bán trú, và đặt ra tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm là quan trọng đầu tiên, sau đó mới đến tiêu chí ngon miệng, đầy đủ chất dinh dưỡng.
"Do vậy, chúng tôi quyết định dành một ngày để giám sát bếp ăn bán trú từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Trái với những lo lắng ban đầu, khi đi thực tế tôi mới thấy nhà trường khá cẩn thận. Những thực phẩm khô cũng được bảo quản kỹ càng như gạo được để lên kệ thấp nhưng không cho bao gạo tiếp đất; các hũ đựng muối, đường, bột nêm có nắp đậy kín..." - phụ huynh chia sẻ.
Phụ huynh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm giám sát khâu chế biến thức ăn
Không những thế, các phụ huynh còn dự giờ ăn của con, đồng thời ăn chung bữa trưa với con mình để đánh giá chất lượng bữa ăn.
Bà Hoàng Lâm Như Thảo - phụ huynh lớp 1/5 - nhận định: "Con tôi mới vào lớp 1 nên khi đọc thông tin về vụ ngộ độc ở Trường iSchool Nha Trang, tôi lo lắm. Nhưng hôm nay khi được mắt thấy tai nghe thì thấy ổn hơn nhiều rồi. Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm có lợi thế là tổ chức được bếp ăn ngay trong trường nên dễ quản lý nguồn thực phẩm nhập vào cũng như quy trình chế biến. Đã vậy, trường còn trang bị được tủ sấy chén, tủ hấp khăn, dụng cụ ăn uống như tô, muỗng,... đều làm từ inox".
Tô và muỗng của học sinh đều được sấy trước khi sử dụng. Tuy nhiên, các dụng cụ này đều được đánh số theo số thứ tự của học sinh trong lớp. Trong ảnh: học sinh tìm tô và muỗng của mình theo số thứ tự của lớp.
Được biết, Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm có 1.450/1.468 học sinh học hệ bán trú, mỗi học sinh đóng tiền ăn bán trú 35.000 đồng/ngày bao gồm bữa trưa và bữa xế.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một phụ huynh cho hay học sinh thích những món ăn, nước uống công nghiệp như xúc xích, giăm bông, nước ngọt... vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe.
"Vì vậy, tôi biết trường cũng rất khó khăn khi lên thực đơn. Riêng bữa xế ở Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm thì được cả phụ huynh và học sinh khen ngợi vì các cô cấp dưỡng đã tự nấu nước sâm, nấu chè, pha nước chanh,... cho các con uống thay vì cho các con uống nước đóng chai".
Các cô bảo mẫu khiêng thức ăn lên lầu. Học sinh các lớp ở lầu 1 sẽ ăn tại lớp. Học sinh các lớp còn lại sẽ ăn trưa tại sảnh.
Phụ huynh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm dự giờ ăn và ăn trưa cùng con mình
TTO - Thông tin hiệu trưởng, kế toán và bếp trưởng Trường tiểu học Hanh Thông (quận Gò Vấp, TP.HCM) nhận tiền hằng tháng từ các đơn vị cung cấp thực phẩm (cho bữa ăn bán trú) với tổng số tiền 436 triệu đồng khiến nhiều người phẫn nộ.
Xem thêm: mth.60371116110212202-urt-nab-na-peb-tas-maig-03h5-ut-gnourt-ned-mch-pt-hnyuh-uhp/nv.ertiout