vĐồng tin tức tài chính 365

Thu ngoại tệ lớn nhờ xuất khẩu online

2022-12-02 16:19

Thu ngoại tệ nhờ kinh doanh trên sàn TMĐT xuyên biên giới

Gõ cửa thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới (B2C) bằng sản phẩm trang trí nhà cửa đan lát Việt, ChicnChill, một thương hiệu thủ công mỹ nghệ được thành lập bởi anh Trần Tuấn Dũng đã ghi nhận tỉ lệ tăng trưởng 700% chỉ sau 1 năm hợp tác kinh doanh trên sàn TMĐT Amazon.

Các sản phẩm mỹ nghệ cói xiên đan lát đang đem lại nguồn thu ngoại tệ tốt cho anh Dũng khi xuất khẩu online thông qua sàn TMĐT B2C

Các sản phẩm mỹ nghệ cói xiên đan lát đem lại nguồn thu ngoại tệ tốt cho anh Dũng khi xuất khẩu online thông qua sàn TMĐT B2C. ẢNH: TH

Để có con số này, anh Dũng đã phải xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp làm quảng cáo, hình ảnh và nội dung để sản phẩm được chỉn chu trước khách hàng ngoại quốc. Từ đó giúp doanh nghiệp thu được nguồn ngoại tệ ổn định trong việc xuất khẩu online. Trong những năm tiếp theo, anh đặt mục tiêu tăng trưởng 200 - 300%/năm và tiến tới mở rộng thị trường sang các nước châu Âu.

Cũng xuất khẩu cùng dạng mặt hàng, bà Hoàng Thanh Tâm, Giám đốc điều hành công ty cổ phần đầu tư và phát triển sáng tạo Đông Dương cho biết, việc hợp tác và trở thành nhà cung cấp xác minh trên sàn Alibaba.com đã giúp doanh nghiệp tiếp cận được 20.000 - 30.000 khách mỗi tháng, đem lại giá trị giao dịch đạt 5 triệu USD.

Trong khi đó, bà Trần Thị Yến Phi, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ DSW - một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng phấn khởi thông báo tính tới thời điểm hiện tại, doanh thu trên sàn Alibaba.com của công ty đang tăng trưởng 350% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này có được là nhờ vào hai thị trường trọng điểm Trung Quốc và Hàn Quốc.

Tính riêng thị trường Trung Quốc, hiện doanh thu ước đạt xấp xỉ 2 triệu USD. Với đà tăng trưởng này, bà Phi đặt mục tiêu xuất khẩu cuối năm sẽ đạt 3,5 triệu USD và tiếp tục thâm nhập thị trường EU trong thời gian tới.

Tương tự, ông lớn Sunhouse, vốn quen thuộc với thị trường bán lẻ truyền thống đã tham gia xuất khẩu trên sàn TMĐT Amazon. Dù chỉ mới hoạt động trong đầu năm nay nhưng doanh số các mặt hàng của hãng này luôn tăng trưởng trung bình 160 – 300%/tháng tại thị trường Bắc Mỹ.

Thu ngoại tệ lớn nhờ xuất khẩu online ảnh 2

Mạnh dạn mở rộng chiến lược phát triển đã giúp Sunhouse có thêm cơ hội ở thị trường quốc tế. ẢNH: TH

Theo ông Lê Tùng, Giám đốc marketing của tập đoàn này, việc hợp tác với Amazon đã giúp thương hiệu tiếp cận trực tiếp với thị trường quốc tế thay vì thông qua trung gian xuất khẩu và bán lẻ. Nhờ đó, một số sản phẩm luôn trong tình trạng cháy hàng.

“Một doanh nghiệp sẽ mất vài năm để tự mình tìm hiểu một thị trường mới. Tuy nhiên, nếu bắt tay với những nền tảng TMĐT xuyên biên giới, con đường ra quốc tế sẽ được rút ngắn đáng kể. Thời đại 4.0 mở ra thế giới với rất nhiều cơ hội ngay trước mắt, chỉ là chúng ta có dám đón nhận những cơ hội đó hay không” - ông Tùng nhìn nhận.

Nhiều kỳ vọng tốt cho doanh nghiệp xuất khẩu online trong năm 2023

Thu ngoại tệ lớn nhờ xuất khẩu online ảnh 3

Thị trường TMĐT B2C vẫn còn nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt. Ảnh trong bài: Nhà máy sản xuất của thương hiệu AnEco. Ảnh: TH

Ông Gijae Seong, Giám đốc Amazon Global Selling Việt Nam, cho rằng nếu xét đến tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 300 tỉ USD của Việt Nam năm 2021 thì tổng doanh số bán hàng trực tuyến xuyên biên giới còn rất nhỏ. Do đó, dư địa cho xuất khẩu online còn rất lớn.

Là nhà bán hàng, anh Trần Tuấn Dũng cũng nhìn nhận lợi thế của các sàn TMĐT B2C không chỉ là sự am hiểu thị trường quốc tế mà còn là giải pháp tối ưu chuỗi cung ứng toàn cầu. Qua đó, doanh nghiệp có thể tinh gọn nhân lực, thời gian, chi phí vận hành để tập trung phát triển sản phẩm.

Một khảo sát do AlphaBeta thực hiện với hơn 300 doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam đã cho thấy có đến 88% đơn vị nhận định TMĐT rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Họ tin rằng doanh số bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới sẽ cao hơn doanh số bán lẻ trực tuyến trong nước.

Chính vì thế, AlphaBeta dự báo doanh thu từ xuất khẩu TMĐT B2C tại Việt Nam sẽ tăng trưởng 20% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2026, ước đạt 256.100 tỉ đồng vào năm 2026. Đơn vị này cho rằng nếu coi TMĐT B2C là một ngành hàng xuất khẩu, đây sẽ là ngành hàng thế mạnh thứ 5 tại Việt Nam trong 5 năm tới.

Ông Roger Lou, Giám đốc quốc gia Alibaba.com Việt Nam cũng dành nhiều niềm tin cho TMĐT Việt trong năm 2023

“Bất chấp những khó khăn và trở ngại lớn, một số ngành công nghiệp của Việt Nam đã đạt được những kỷ lục xuất khẩu đáng chú ý như sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm đồ uống.

Nhìn vào khía cạnh tích cực, tôi tin rằng TMĐT toàn cầu có thể làm được nhiều việc hơn nữa để giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm quy mô sản xuất, khai phá thị trường quốc tế, tăng sản lượng xuất khẩu, tạo thêm việc làm, đào tạo thêm nhiều lao động hiểu biết về TMĐT và có tác động tích cực đến nền kinh tế đất nước” - ông Lou nói.

Còn ông Vũ Thế Tùng, phụ trách phát triển thị trường Alibaba.com tại Việt Nam lại đặt kỳ vọng lớn vào xu hướng chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Đến năm 2025, nền tảng này muốn hợp tác với hơn 10.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Vẫn còn nhiều rào cản cho DN xuất khẩu online

Theo ông Roger Lou, hiện có ba thách thức cơ bản mà các doanh nghiệp B2B tham gia TMĐT nói chung và Alibaba.com nói riêng cần phải giải quyết. Cụ thể gồm sự gián đoạn chuỗi cung ứng, giá nguyên liệu thô tăng và cuối cùng là sự tăng giá cước vận chuyển.

Do đó mỗi doanh nghiệp cần có đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với tình hình cá nhân của họ.

Xem thêm: lmth.014017tsop-enilno-uahk-taux-ohn-nol-et-iaogn-uht/nv.olp

“Thu ngoại tệ lớn nhờ xuất khẩu online”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools