vĐồng tin tức tài chính 365

VKS kháng nghị bản án sơ thẩm về tranh chấp hợp đồng đặt cọc

2022-12-03 04:11

Ngày 2-12, nguồn tin PLO cho biết VKSND huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, đã có quyết định kháng nghị phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm về tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của TAND huyện Diên Khánh vào ngày 16-11.

Tòa chấp nhận quyền khởi kiện của nguyên đơn

Trước đó, TAND huyện Diên Khánh đã tuyên án vụ tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng đất giữa nguyên đơn là ông ĐVL (ngụ Đắk Lắk) và bị đơn Hồ Đắc Phương (ngụ Khánh Hòa).

VKS kháng nghị bản án sơ thẩm về tranh chấp hợp đồng đặt cọc  ảnh 1

Đại diện và người bảo vệ quyền lợi cho bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: HH

Theo đơn kiện, ngày 17-1-2018, bà NTTT (ngụ Đắk Lắk) ký văn bản thỏa thuận và cam kết với ông Phương nhận chuyển nhượng các thửa đất tại huyện Diên Khánh. Tiền đặt cọc là 2 tỉ đồng.

Các bên cam kết đến hết ngày 30-6-2018, bà T không ký kết hợp đồng chuyển nhượng thì phải mất toàn bộ số tiền đã giao cho ông Phương. Ngược lại, ông Phương không đồng ý hoàn tất thủ tục chuyển nhượng hoặc đổi ý thì phải bồi thường gấp đôi số tiền đã nhận.

Ông L sai nhân viên chuyển cho ông Phương hơn 20 tỉ đồng. Sau đó, ông L kiện ông Phương, yêu cầu thanh toán tiền cọc và phạt cọc như đã thỏa thuận. Theo ông L, quá thời hạn cam kết, ông Phương vẫn không thực hiện các thủ tục chuyển nhượng đất cho mình.

Bản án sơ thẩm đã chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn. Yêu cầu bị đơn trả số tiền bao gồm phạt cọc vì vi phạm hợp đồng đặt cọc ngày 17-1-2018 là 22 tỉ đồng. Tổng cộng là 31 tỉ đồng.

Nguyên đơn đã nhận 24 tỉ đồng trước đó nên bị đơn phải trả thêm 7 tỉ đồng.

Bị đơn cho rằng đối tượng tranh chấp không còn

Sau khi tòa tuyên án, ông Phương đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án. Bị đơn cho rằng bản án đã gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Ông Phương cho biết trong quá trình giải quyết vụ án, vào các ngày 18-8-2020 và 22-12-2020, ông Phương và ông L (là đại diện ủy quyền cho bà T) ký văn bản xác xác nhận hủy bỏ, chấm dứt hiệu lực văn bản thỏa thuận và cam kết ngày 17-1-2018. Ông Phương sẽ trả cho ông L 24 tỉ đồng, ông L giao lại bảy sổ đỏ cho ông Phương.

Sau khi ký thỏa thuận và nhận tiền, ông L có đơn tự nguyện rút đơn khởi kiện gửi TAND huyện Diên Khánh vì hai bên đã tự giải quyết với nhau về vụ kiện, đề nghị tòa đình chỉ giải quyết.

VKS kháng nghị bản án sơ thẩm về tranh chấp hợp đồng đặt cọc  ảnh 2

VKS kháng nghị bản án sơ thẩm của TAND huyện Diên Khánh. Ảnh: HH

Tuy nhiên, sau đó người này tiếp tục nộp đơn đề nghị giải quyết vụ án vì cho rằng bị ông Phương dồn ép buộc phải ký các văn bản thỏa thuận. Ông L đề nghị tòa buộc ông Phương phải trả số tiền 16 tỉ đồng phạt cọc còn lại.

“Như vậy tôi đã tự nguyện trả đủ số tiền 24 tỉ đồng cho bà T để hủy bỏ chấm dứt văn bản thỏa thuận và cam kết ngày 17-1-2018, chấm dứt vụ kiện. Do đó, đối tượng tranh chấp không còn, không có căn cứ pháp lý để chấp thuận yêu cầu khởi kiện của ông L”- ông Phương nêu quan điểm.

Bị đơn cho rằng HĐXX vẫn xác định văn bản thỏa thuận và cam kết ngày 17-1-2018 còn hiệu lực, buộc ông phải chịu phạt cọc là hoàn toàn không có căn cứ.

VKS kháng nghị sửa bản án sơ thẩm

VKS xét thấy tòa án sơ thẩm giải quyết chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là không có căn cứ pháp luật, làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn.

Cơ quan này cho rằng trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự thỏa thuận được với nhau về giải quyết vụ án tại văn bản thỏa thuận ngày 18-8-2020 và văn bản xác nhận việc thực hiện cam kết thỏa thuận hai bên ngày 22-12-2020.

Nội dung hai văn bản này là hai bên thỏa thuận hủy bỏ, chấm dứt hiệu lực văn bản thỏa thuận và cam kết ngày 17-1-2018 về việc đặt cọc để chuyển nhượng các thửa đất.

Bên cạnh đó, ông L tiếp tục đề nghị giải quyết vụ án vì cho rằng bị ông Phương dồn ép, buộc ký hai văn bản trên, tuy nhiên nguyên đơn không đưa ra tài liệu, chứng cứ nào thể hiện việc ép buộc.

VKS cho rằng từ đó cho thấy nghĩa vụ của các bên theo văn bản ngày 17-1-2018 đã chấm dứt. Vì vậy, tòa sơ thẩm đã giải quyết chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là không có căn cứ, làm ảnh hưởng lợi ích hợp pháp của bị đơn.

Từ những lẽ trên, VKSND huyện Diên Khánh quyết định kháng nghị toàn bộ bản án sơ thẩm. Đề nghị TAND tỉnh Khánh Hòa xét xử phúc thẩm theo hướng sửa bản án sơ thẩm, không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.

HUỲNH HẢI

Xem thêm: lmth.684017tsop-coc-tad-gnod-poh-pahc-hnart-ev-maht-os-na-nab-ihgn-gnahk-skv/nv.olp

“VKS kháng nghị bản án sơ thẩm về tranh chấp hợp đồng đặt cọc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools