vĐồng tin tức tài chính 365

Các nhà hoạch định chính sách vẫn lo ngại về lạm phát

2022-12-03 04:19
Các nhà hoạch định chính sách vẫn lo ngại về lạm phát

Nhiều quan chức ngân hàng trung ương đã tập trung tại một hội nghị ở Bangkok do Ngân hàng trung ương Thái Lan và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tổ chức.

Trong đó, các nhà hoạch định chính sách cảnh báo rằng kỳ vọng áp lực lạm phát nhanh chóng giảm bớt trong năm tới có thể là quá sớm. Họ cho biết, các vấn đề biến đổi khí hậu, địa chính trị và sự thay đổi trong tăng trưởng dân số có nghĩa là giá cả có thể tiếp tục tăng cao trong thời gian dài hơn.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết, nguy cơ để cho kỳ vọng lạm phát trở nên mất kiểm soát sẽ còn gây tổn hại nhiều hơn.

“Với sự không chắc chắn đặc biệt này, những gì các ngân hàng trung ương chúng tôi phải làm là thực sự đưa ra chính sách tiền tệ để đưa lạm phát về mức mục tiêu”, bà cho biết.

“Chúng ta cần báo hiệu cho công chúng, các nhà quan sát, các nhà bình luận rằng trong mọi kịch bản, lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu trung hạn của chúng ta một cách kịp thời. Đây là điều tốt nhất chúng ta có thể làm trong môi trường hiện tại”, bà cho biết thêm.

Ngoài cuộc họp ngày 12-13/12 của Fed, thị trường cũng đang đổ dồn vào cuộc họp cuối cùng trong năm của ECB vào ngày 14-15/12, khi các quan chức sẽ quyết định liệu có nên tăng lãi suất lần thứ ba liên tiếp lên 75 điểm cơ bản hay sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất. Ở châu Á, hầu hết các ngân hàng trung ương họp về lãi suất trong tháng này đều được kỳ vọng sẽ duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ.

Bài kiểm tra đầu tiên

Những lo lắng về vấn đề hạn chế nguồn cung kéo dài đã vấn đề chủ đạo của các cuộc thảo luận giữa các quan chức. Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Philip Lowe cho biết, các ngân hàng trung ương đang đối mặt với thử thách đầu tiên trong một thế giới mới với lạm phát biến đổi nhiều hơn.

“Nếu lạm phát thậm chí còn biến động nhiều hơn, thì điều đó khiến độ tin cậy của chính sách tiền tệ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng tôi thực sự cần mọi người tin và hiểu rằng, khi lạm phát vượt xa mục tiêu, thì cuối cùng lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu”, ông cho biết.

Nhà kinh tế M. Ayhan Kose của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, biến đổi khí hậu cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng của các ngân hàng trung ương, không chỉ bởi vì nó có thể làm trầm trọng thêm áp lực giá cả, mà còn bởi vì các nhà chức trách sẽ cần “nỗ lực to lớn” để vượt qua những thách thức tài chính cần thiết để giải quyết nó.

“Quá trình chuyển đổi có thể liên quan tới lạm phát và thậm chí là hiện tượng lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế suy yếu sẽ xuất hiện, tôi nhấn mạnh là có thể vì chúng tôi chưa biết. Nhưng chắc chắn sẽ tốn kém hơn nếu tiến trình di chuyển khỏi lạm phát bị trì hoãn và mất trật tự”, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau cho biết.

Các ngân hàng trung ương đã mạnh tay tăng lãi suất trong năm nay trong nỗ lực chế ngự đợt bùng phát lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Giá cả dự kiến ​​sẽ giảm trong năm tới do nhu cầu chậm lại, giá hàng hóa và thực phẩm giảm và so sánh thuận lợi so với dữ liệu của năm trước.

Thống đốc Ngân hàng Indonesia Perry Warjiyo cho biết: “Một phản ứng lãi suất ưu tiên, được tính trước và hướng tới tương lai là rất quan trọng để hạ thấp kỳ vọng lạm phát”.

Ông cho biết, lạm phát của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã hạ nhiệt “nhanh chóng” xuống 5,5% hiện nay từ mức gần 7% cách đây 4 tháng, nhờ các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ.

Agustin Carstens, người đứng đầu Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho biết: "Tôi có thể nói rằng, chúng ta chưa bao giờ phải đối mặt với sự gia tăng nghiêm trọng như vậy trong lạm phát toàn cầu. Tính xuất hiện đồng thời của lạm phát là khá đáng chú ý.”

Lạm phát thấp ở một số nơi

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang, giá cả tại Trung Quốc tương đối giảm trong năm nay do các biện pháp phong tỏa do Covid và hiện các quan chức đang tập trung vào tăng trưởng.

Ông cho biết, ngân hàng trung ương có “chính sách tiền tệ khá phù hợp để giúp phục hồi kinh tế và tối đa hóa việc làm”, và lạm phát có thể sẽ duy trì ở “phạm vi vừa phải” vào năm 2023.

Raghuram Rajan, cựu Thống đốc ngân hàng trung ương Ấn Độ cảnh báo rằng, sự biến động cũng có thể khiến giá cả quay trở lại mức thấp hơn do những thách thức tới tăng trưởng bao gồm dân số già, nhập cư thấp hơn, dư địa tài chính giảm và phi toàn cầu hóa, tất cả đều có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

“Chúng ta nên chuẩn bị cho khả năng quay trở lại chế độ lạm phát thấp”, ông cho biết.

Tuy nhiên, vẫn có những lo lắng về tình trạng thiếu hụt và tắc nghẽn nguồn cung kéo dài là một trong những cân nhắc cấp bách hơn trong trung hạn mà các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh.

Thống đốc Ngân hàng Thái Lan Sethaput Suthiwartnarueput cho biết: “Những hạn chế về nguồn cung đã trở thành vấn đề hàng đầu và có cơ sở để cho rằng đây không nhất thiết chỉ là tạm thời. Chúng tôi cho rằng những cân nhắc về nguồn cung có thể sẽ được đặt lên hàng đầu trong thời gian tới”.

Xem thêm: lmth.631113tsop-tahp-mal-ev-iagn-ol-nav-hcas-hnihc-hnid-hcaoh-ahn-cac/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Các nhà hoạch định chính sách vẫn lo ngại về lạm phát”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools