Hơn 50 tác phẩm tranh sơn dầu khổ lớn do họa sĩ Lê Minh Phong sáng tác được trưng bày tại triển lãm lần này - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Cuộc triển lãm thực sự cuốn hút người yêu tranh ở sự khác lạ đến mức đặc biệt thể hiện trên từng tác phẩm, có chút ma mị, kỳ quái, liêu trai. Nhiều tác phẩm gợi cho người xem đến những cuộc hiến tế, phảng phất một thứ ma thuật hay thực hành tín ngưỡng, tôn giáo nào đó.
Với chủ đề Thiên di, họa sĩ Lê Minh Phong chia sẻ: "Trong hành trình của dân tộc mình, tuy không phải thuộc nền văn hóa du mục nhưng chúng ta đã làm những cuộc chuyển dời rất lớn trong lịch sử. Ở đây, Phong vẽ những nhân vật ra đi tìm tự do, ánh sáng, ra đi để thoát khỏi kiếp nô lệ, đi từ những vùng đất cằn cỗi đến những vùng đất màu mỡ hơn để dệt nên cuộc sống của mình. Và Phong vẽ những giấc mơ của những con người làm nên những cuộc chuyển dời ấy".
Tác phẩm "Cuộc lữ" của họa sĩ Lê Minh Phong - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Riêng cách thể hiện khác biệt ở mức đặc biệt, họa sĩ Lê Minh Phong cho biết từng tìm hiểu khá nhiều cách thức biểu đạt của các trường phái, từ ấn tượng, biểu hiện, siêu thực hay dã thú... Và cái riêng của nghệ thuật Lê Minh Phong là không tự ép mình vào một trường phái nào, mà tìm cách hỗn dung, chuyển hóa giữa các trường phái để tìm ra cách thức thực hành nghệ thuật phù hợp với bản thân.
Có mặt tại triển lãm, nhà sưu tầm Chí Đức Minh chia sẻ ấn tượng trước phong cách riêng biệt trong dòng chảy hội họa hiện tại của họa sĩ Lê Minh Phong. Một phong cách mà theo ông Minh đó là không có sự giống, na ná với bất cứ phong cách nào, họa sĩ nào.
"Theo mình vừa biết thì Phong xuất phát điểm là người ở Huế, thường ở Huế thì bị cái hàng rào tư duy màu phải trầm mặc, không được tươi sáng, nhảy múa, nhưng ở Phong đã thoát ra khỏi hẳn vấn đề đó. Thoát ra không có nghĩa là nổi loạn, nhưng thoát ra là đổi mới tư duy, có lẽ Phong đã tìm cho mình lối đi mới và đúng hay sai thì sau này mới biết được", nhà sưu tầm Chí Đức Minh nói.
Lê Minh Phong sinh năm 1985, người Hà Tĩnh và đang sống ở Huế. Anh vốn là nhà văn, tác giả của rất nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết, từng làm trưởng ban thư ký tòa soạn tạp chí Sông Hương.
Hơn 10 năm trước anh "bất ngờ" chuyển sang hội họa, và cuộc "thiên di" ấy được xem tìm được phương tiện mới, có khi "ưu việt hơn" để tung tẩy trong thế giới nghệ thuật của mình. Hơn 10 năm cầm cọ, Lê Minh Phong có 3 cuộc triển lãm cá nhân và nhiều triển lãm chung; điều quan trọng là tác phẩm của anh nhất quán ngay từ đầu với một phong cách rất riêng, "rất Lê Minh Phong" khó có thể nhầm lẫn với tác phẩm của bất kỳ họa sĩ nào. Điều đó được các nhà chuyên môn và sưu tầm nghệ thuật đánh giá cao.
Triển lãm Thiên di bế mạc chiều 18-12.
Triển lãm thu hút rất đông người yêu tranh tại TP.HCM lẫn trong nước quan tâm - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Tác phẩm Tiếng sáo, tranh sơn dầu trên bố - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Triển lãm 'Thiên di' sẽ bế mạc chiều 18-12 - Ảnh: CÔNG TRIỆU
TTO - Bộ sưu tập hàng trăm bức tranh lụa và màu nước của họa sĩ Đặng Quý Khoa do các nhà sưu tập Sài Gòn cất công lưu giữ nhiều năm qua đang được trưng bày từ nay đến 15-10 tại The World ArtSpace, Thảo Điền, TP Thủ Đức.
Xem thêm: mth.50960621220212202-id-neiht-couc-av-gnohp-hnim-el/nv.ertiout