vĐồng tin tức tài chính 365

Để vụ án quá thời hạn xét xử, thẩm phán có phải chịu trách nhiệm?

2022-12-04 14:16

Ảnh hưởng tới quyền lợi những người liên quan

Hiện nay, theo quy định tại Điều 203, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (TTDS), thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án là: Đối với các vụ án tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự; tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tranh chấp về thừa kế tài sản… thì thời hạn là 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Các vụ án tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; tranh chấp liên quan đến lao động… thời hạn là 02 tháng kể từ ngày thụ lý.

Cũng theo quy định tại điều này, thời hạn giải quyết vụ án dù phức tạp cũng không quá 06 tháng. Như vậy, muộn nhất là 6 tháng kể từ ngày thụ lý, tòa án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, nếu tòa án không giải quyết là không phù hợp với quy định của pháp luật.

Quy định là vậy, tuy nhiên, thực tế công tác xét xử hiện nay cho thấy đối với án dân sự, có những trường hợp do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến vụ việc bị chậm giải quyết.

Trường hợp của bà Trần Thị Sữa (SN 1952, trú tại: Thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, Tp.HCM) là một trong những thí dụ điển hình cho việc quá hạn xét xử.  

Theo hồ sợ vụ việc, bà Sữa là nguyên đơn trong vụ án “Tranh chấp chia thừa kế” đã được TAND huyện Củ Chi ra Thông báo thụ lý vụ án số 339/TB-TLVA ngày 19/8/2020. Tuy nhiên, kể từ ngày TAND huyện Củ Chi ra Thông báo thụ lý vụ án tới nay đã hơn 2 năm, vụ việc của bà Sữa vẫn chưa được TAND đem ra xét xử.

Góc nhìn luật gia - Để vụ án quá thời hạn xét xử, thẩm phán có phải chịu trách nhiệm?

Thửa đất tranh chấp trong trong vụ án “Tranh chấp chia thừa kế” mà bà Trần Thị Sữa là nguyên đơn do TAND huyện Củ Chi thụ lý. 

Theo nghiên cứu của phóng viên, kể từ khi ra Thông báo thụ lý vụ án, TAND huyện Củ Chi mới chỉ triệu tập các đương sự trong vụ án trên đến trụ sở để giải quyết vào các ngày 17/9/2020, 31/8/2020 và 08/12/2020. Tuy nhiên, cả 03 lần làm việc này chỉ có bà Trần Thị Sữa có mặt, còn các đương sự khác vắng mặt không có lý do.

Một điều khiến bà Sữa thắc mắc là không hiểu vì sao, việc các bị đơn và người có nghĩa vụ liên quan cố tình không đến làm việc theo giấy triệu tập của Tòa án nhưng TAND huyện Củ Chi lại không có biện pháp để xử lý, cùng với đó vụ việc của bà cũng bị tạm dừng từ đó tới nay mà không có thông báo chính thức nào từ TAND.

Trao đổi với phóng viên, bà Sữa cho biết: “Vụ việc tranh chấp kéo dài, mọi căn cứ, tài liệu chứng minh tôi đã gửi đầy đủ cho tòa án. Thế nhưng, không hiểu vì sao, vụ án đến nay vẫn chưa được giải quyết, điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình tôi.

Hiện nay, tôi đã trên 70 tuổi, sức khỏe không còn được tốt, nếu cứ tình trạng để lâu như thế này, không biết đến lúc tôi chết vụ án có được giải quyết xong hay không? Tôi rất mong TAND huyện Củ Chi sớm đưa ra xét xử.”

Thẩm phán có thể bị xử lý nếu để án quá hạn

Tình trạng “ngâm” án xảy ra khá nhiều, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự vốn được pháp luật bảo vệ. Chưa kể việc để án kéo dài còn khiến các đương sự tốn thời gian, công sức, chi phí theo đuổi vụ án.

Mặt khác, theo một số chuyên gia pháp luật, hiện nay, một số vụ án bị chậm đưa ra xét xử là do tòa án “lạm dụng” các điều khoản để tạm đình chỉ nhằm kéo dài thời gian.

Bên cạnh nguyên nhân chủ quan, còn một số nguyên nhân khách quan dẫn đến chậm xét xử các vụ án dân sự là do nhiều vụ án có tính chất phức tạp, trong khi số lượng cán bộ, thẩm phán chưa đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Một số quy định của pháp luật chưa đầy đủ, rõ ràng, chưa có hướng dẫn kịp thời. Chưa có sự phối hợp của một số cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp văn bản, tài liệu…

Tuy nhiên, cũng có nhiều nguyên nhân đến từ phía các cơ quan tư pháp, như: Thiếu sự kiểm tra, đôn đốc thực hiện công vụ của cán bộ, thẩm phán. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xét xử của một số thẩm phán chưa cao. Công tác thu thập chứng cứ của các cơ quan có thẩm quyền kéo dài mà chưa có chế tài xử lý. Quá trình giải quyết vụ án, nhiều thẩm phán thường lựa chọn những vụ đơn giản để giải quyết trước nhằm đạt chỉ tiêu công tác…

Để không còn án quá hạn, TAND Tối cao cũng đã có nhiều biện pháp, ban hành nhiều quy chế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thậm chí đưa ra cắc biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minhd dối với các cán bộ, công chức ngành Tòa án có biểu hiện tiêu cực hoặc vi phạm.

Cụ thể, TAND Tối cao đã ban hành Quyết định số 120 ngày 19/6/2017, trong đó có nêu rõ chế tài xử lý kỷ luật bằng hình thức kiểm điểm đối với thẩm phán có hành vi từ 01 đến 03 vụ, việc quá thời hạn dưới 06 tháng, kể từ ngày hết thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật nhưng không có lý do chính đáng.

Cũng theo Quyết định này, các thẩm phán tái vi phạm hành vi này còn có thể bị xem xét xử lý bằng hình thức tạm dừng thực hiện nhiệm vụ.

Góc nhìn luật gia - Để vụ án quá thời hạn xét xử, thẩm phán có phải chịu trách nhiệm? (Hình 2).

Thẩm quán có thể bị kỷ luật bằng hình thức kiểm điểm nếu có hành vi từ 1 - 3 vụ, việc quá thời hạn dưới 6 tháng, kể từ ngày hết thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật nhưng không có lý do chính đáng.

Theo luật sư Phạm Duy Bình (Trưởng Văn phòng luật sư Phạm Hải, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) thì chế tài xử lý thẩm phán có hành vi vi phạm đã được quy định rõ. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều lý do để một vụ án bị chậm quá thời hạn xét xử.

Do vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, đương sự có quyền yêu cầu Tòa án có văn bản trả lời và nêu rõ lý do chậm giải quyết vụ án theo quy định. Căn cứ vào văn bản trả lời của TAND nơi thụ lý, nếu đương sự thấy không hợp lý có thể làm đơn khiếu nại gửi Chánh án TAND nơi thụ lý hoặc gửi đơn đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp xem xét xử lý và kiểm sát quá trình tố tụng.

Theo hồ sơ tài liệu trong vụ án, bà Trần Thị Sữa có bố đẻ là ông Trần Văn Chép (SN 1941, trú tại 19/5 ấp Tân Hòa, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn). Ông Chép có hai người con là bà Sữa và ông Trần Văn Sổ.

Ông Chép là chủ sở hữu của 03 thửa đất là các thửa số: 496; 503; 503 với tổng diện tích 2 hecta tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Tp. HCM. Khi còn sinh thời, ông Chép sống cùng vợ chồng con trai là ông Trần Văn Sổ trên mảnh đất này.

Năm 1996, ông Chép mất và không để lại di chúc. Sau khi ông Chép mất, vợ chồng ông Sổ vẫn quản lý, sử dụng và có chuyển nhượng một phần khu đất trên cho một số cá nhân khác.

Đến năm 2016, ông Sổ mất, bà Sữa yêu cầu vợ, con ông Sổ phải chia thừa kế phần đất mà ông Chép để lại.

Sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện của bà Sữa, TAND huyện Củ Chi ra Thông báo thụ lý vụ án số 339/TB-TLVA ngày 19/8/2020. Tuy nhiên, đến nay sự việc vẫn chưa được đưa ra xét xử. 

Khánh Linh .

Xem thêm: lmth.919385a-meihn-hcart-uihc-iahp-oc-nahp-maht-ux-tex-nah-ioht-auq-na-uv-ed/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Để vụ án quá thời hạn xét xử, thẩm phán có phải chịu trách nhiệm?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools