vĐồng tin tức tài chính 365

Tại sao đăng ký thường trú cần giấy xác nhận không tranh chấp nhà đất với vợ?

2022-12-06 04:10

Tôi muốn hỏi là giấy xác nhận không có tranh chấp trên tài sản chung này có mục đích gì? Có nhất thiết phải có giấy này mới làm được đăng ký thường trú?

Độc giả Đức Tiến

Luật sư tư vấn

Do bạn không nói rõ bạn đăng ký thường trú trong trường hợp nào nên chúng tôi xin trả lời như sau:

Điều 20 Luật cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau:

1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

Điều 23 luật này cũng quy định về các địa điểm không được đăng ký thường trú mới gồm:

1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.

2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.

3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.

4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp của bạn, giấy xác nhận không có tranh chấp trên tài sản chung là nhà đất nhằm mục đích xác định đất không thuộc trường hợp đang có tranh chấp. Tuy nhiên, theo quy định nêu trên, nếu là trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con thì sẽ không phụ thuộc vào quy định tại Điều 23 nêu trên mà vẫn sẽ được đăng ký thường trú mới.

Vì vậy, trong trường hợp bạn đăng ký thường trú mới thì không bắt buộc phải có loại giấy tờ trên. Trường hợp bạn không cung cấp văn bản không có tranh chấp trên tài sản chung là nhà đất nhằm mục đích xác định đất mà bị cơ quan nhà nước gây khó khăn, bạn có thể đăng ký thường trú trên cổng thông tin hành chính công để sớm được giải quyết.

Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

Xem thêm: lmth.8704454-ov-iov-tad-ahn-pahc-hnart-gnohk-nahn-cax-yaig-nac-urt-gnouht-yk-gnad-oas-iat/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tại sao đăng ký thường trú cần giấy xác nhận không tranh chấp nhà đất với vợ?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools