Bà Evelyn Yan Yin-Yin và anh Adrian Yan Ka-Chun - chủ thương hiệu bánh kẹo Yan Chim Kee - Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST
Chia sẻ với tờ South China Morning Post, anh Adrian Yan Ka-Chun, ông chủ thế hệ thứ 4 của thương hiệu kẹo dừa Yan Chim Kee (Hong Kong), cho biết bí quyết để thương hiệu này tồn tại hơn 107 năm qua là phải luôn giữ gìn nguyên vẹn công thức sản xuất kẹo như những ngày đầu tiên.
Được biết, vào năm 1915, sau khi thành công với việc bán kẹo được làm từ dừa tươi nhập khẩu ở Malaya (Malaysia), ông cố của Adrian, ông Yan Lun-Lap, đã thành lập Công ty bánh kẹo Yan Chim Kee và mở một cửa hàng tại tầng trệt một ngôi nhà trên đường Caine, khu Bán Sơn (Mid-Levels).
Dưới tầng hầm của ngôi nhà là nơi gia đình ông Yan sản xuất kẹo và những tầng lầu bên trên là nơi cả gia đình ông sinh sống.
“Kẹo và kem của chúng tôi không chỉ thu hút những người dân sinh sống xung quanh khu vực đó mà cả những người ở khu nhà giàu The Peak, một khu phố dành cho giới thượng lưu ở Hong Kong, cũng cử tài xế đến mua các sản phẩm của chúng tôi”, bà Evelyn Yan nhớ lại.
Đến những năm 1950, với sự phát triển không ngừng của việc kinh doanh, ông Yan Choi-Yuen, con trai duy nhất của ông chủ thương hiệu kẹo dừa nổi tiếng, nhận ra rằng họ không còn có thể đáp ứng kịp nhu cầu của thực khách chỉ bằng cách sản xuất thủ công.
Vì thế, ông Yan Choi-Yuen đã cho xây dựng một nhà máy sản xuất kẹo ở Wong Chuk Hang, phía nam Hong Kong, đồng thời nhập khẩu nồi hơi từ châu Âu và một số loại máy móc ở nước ngoài để đẩy mạnh hoạt động sản xuất.
Khi bối cảnh kinh tế Hong Kong thay đổi trong những năm 1980, gia đình Yan cũng như rất nhiều chủ sở hữu những công ty khác trong thành phố đã chuyển hoạt động sản xuất sang khu vực Trung Quốc đại lục.
Theo lời kể của bà Evelyn Yan, quyết định di dời nhà máy đến thành phố Quảng Đông (Trung Quốc) đã đẩy việc sản xuất vào khó khăn bởi dừa tươi cần được chế biến ngay trong vòng 3 giờ sau khi tách vỏ, nhưng các vấn đề về hậu cần và kỹ thuật ở nhà máy mới đã không đáp ứng kịp khiến hầu hết số dừa đều bị khô hoặc hỏng ngay trước khi được đưa vào chế biến.
Đã có rất nhiều giải pháp được đề ra như tìm nguồn nguyên liệu ở một khu vực gần nhà máy mới hơn, gia đình ông Yan vẫn quyết định chọn nhập khẩu dừa tươi từ Malaysia để giữ gìn được nguyên vẹn hương vị.
Trải qua khoảng thời gian vật lộn với những khó khăn, gia đình ông Yan đã quyết định đóng cửa nhà máy vào năm 2006.
Tuy nhiên, bà Evelyn Yan đã không muốn ngừng công việc kinh doanh của gia đình và bà đã tiến hành nghiên cứu thị trường tiêu thụ bằng cách bán các sản phẩm bánh kẹo Tết Nguyên đán mang vị dừa tại triển lãm sản phẩm và thương hiệu Hong Kong năm 2011, một sự kiện thường niên ở công viên Victoria nhằm quảng bá cho các sản phẩm địa phương.
May mắn, vẫn còn rất nhiều người nhớ đến các sản phẩm của Yan Chim Kee và thương hiệu bánh kẹo này đã quay trở lại một lần nữa.
Tính đến nay, ngoài nhà máy ở Hong Kong, Yan Chim Kee còn sở hữu các dây chuyền sản xuất ở Malaysia, Thái Lan, Macau và một cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở Yokohama (Nhật Bản).
Để đáp ứng nhu cầu về sức khỏe của người tiêu dùng, thay vì phải giảm bớt lượng đường trong các công thức sản xuất, Yan Chim Kee đã quyết định giảm trọng lượng mỗi viên kẹo để có thể giữ nguyên công thức và hương vị như những ngày đầu mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho khách hàng.
Cửa hàng của Yan Chim Kee trên đường Caine, khu Bán Sơn năm 1958 - Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST
Các sản phẩm của Yan Chim Kee dù được thay đổi về bao bì để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nhưng hương vị vẫn được giữ nguyên - Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST
Hơn 20 năm phát triển, bằng sự kiên định và không ngừng sáng tạo để mang đến những sản phẩm tốt nhất phục vụ người tiêu dùng trong nước và quốc tế, bánh kẹo Richy đã thành công khẳng định uy tín, giữ được sự tin yêu và lựa chọn của khách hàng.
Xem thêm: mth.30794354180212202-cuht-gnoc-tom-gnud-yk-eht-tom-noh-gnok-gnoh-aud-oek/nv.ertiout