Đây là thông tư được cho dẫn đến việc ách tắc mua sắm trang thiết bị y tế thời gian qua tại các cơ sở y tế, do một số vướng mắc như khoản 3 điều 8 quy định "khi lập dự toán gói thầu, cơ sở y tế phải tham khảo giá thiết bị y tế trong vòng 12 tháng và không được cao hơn giá trúng thầu đó, trường hợp giá cao hơn phải thuyết minh, giải trình cụ thể'.
Quy định này khiến bệnh viện nếu muốn mua thiết bị y tế thì buộc phải mua với giá thấp hơn hoặc bằng giá trúng thầu trong 12 tháng qua tại các cơ sở y tế khác, nhưng trong điều kiện tỉ giá, giá điện nước, nhân công, lương... tăng thì yêu cầu này trở nên khó thực hiện, dẫn đến khó khăn trong mua sắm thiết bị y tế suốt thời gian qua.
Tại cuộc làm việc với Bộ Y tế hồi tháng 8, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng cho biết nếu không sửa quy định này thì "bệnh viện sẽ không bao giờ mua được gì".
Trong một hướng dẫn giải thích gần đây, Bộ Y tế cũng thừa nhận yêu cầu "không được mua giá cao hơn 12 tháng qua" là không phù hợp với kinh tế thị trường, nhưng cho rằng quy định này ra đời trong khi dịch đang bùng phát, thị trường thiết bị y tế nhiều biến động.
Với thông tư 14/2022 vừa ký ban hành và có hiệu lực từ 1-2-2023, Bộ Y tế đã bãi bỏ khoản 3 điều 8 thông tư 14/2020. Hiện trong mua sắm, đấu thầu trong lĩnh vực y tế còn có vướng mắc trong mua thuốc.
Trong cuộc làm việc cuối tuần trước với các giám đốc bệnh viện khu vực phía Bắc, bộ trưởng Bộ Y tế cho biết sẽ có văn bản sửa đổi vướng mắc khi bệnh viện đấu thầu mua thuốc ngay trong tháng 12-2022.
TTO - Theo kế hoạch thanh tra năm 2023, Bộ Y tế sẽ có 41 cuộc thanh tra các lĩnh vực khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế; quản lý, sử dụng vắc xin.
Xem thêm: mth.52590919180212202-nehgn-cat-et-y-ib-teiht-mas-aum-ceiv-neihk-hnid-yuq-ob-et-y-ob/nv.ertiout