Theo đó, đi cùng với việc bơm tiền thông qua hoạt động cho vay cầm cố giấy tờ có giá kỳ hạn 14 ngày như thường lệ, mỗi ngày nhà điều hành còn cho các tổ chức tín dụng vay gần 3.000 tỷ đồng với kỳ hạn 91 ngày (khoảng 3 tháng).
Đây là lần đầu tiên trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước sử dụng lại hợp đồng repo giấy tờ có giá với kỳ hạn lên tới 3 tháng. Giới phân tích cho rằng, với việc kéo dài kỳ hạn từ 14 ngày lên 91 ngày, nhà điều hành gửi đi tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản hệ thống. Đáng chú ý, nếu ngày đầu chỉ có 4 thành viên trúng thầu thì hôm sau đã tăng lên 7 tổ chức tín dụng.
Ảnh minh họa.
Với kỳ hạn dài hơn, đây cũng được xem là động thái hiện thực hóa thông điệp đẩy ra thị trường một lượng vốn dài hạn hơn thường thấy để đáp ứng nhu cầu cho vay sau khi nới hạn mức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước đã ban thành Thông tư 16 quy định việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước (hiệu lực 17/01/2023), trong đó bổ sung một số loại giấy tờ có giá. Điều này được cho là sẽ tạo hành lang pháp lý để các ngân hàng được sử dụng thêm các loại giấy tờ có giá khác để giao dịch vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước ngoài các loại giấy tờ có giá thanh khoản cao theo quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý tiền tệ tiếp tục dừng hoạt động phát hành tín phiếu hút thanh khoản, qua đó đánh dấu chuỗi 13 phiên liên tiếp Ngân hàng Nhà nước dừng hút tiền qua kênh này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.84173524190212202-noh-iad-nah-yk-naohk-hnaht-mob-gnod-uhc-coun-ahn-gnah-nagn/et-hnik/nv.vtv