Chế phẩm diệt côn trùng được in với dòng chữ mờ, "lách luật" thành thuốc bảo vệ thực vật - Ảnh: THẢO THƯƠNG
Ngày 10-12, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp và Hiệp hội CropLife tổ chức tổng kết chương trình hợp tác Hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả có trách nhiệm năm 2021-2022.
Đây là năm đầu tiên triển khai, trong chương trình kéo dài 5 năm, với các dự án tại tỉnh Đồng Tháp là dự án thí điểm; sau đó sẽ nhân rộng các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Chương trình tổng kết đánh giá thuốc bảo vệ thực vật tại khu vực sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước chưa hiệu quả khiến chất lượng và giá trị nông sản chưa thực sự bền vững.
Một nông dân ở TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp hoài nghi về chế phẩm diệt côn trùng được bán trong các cửa hàng vật tư nông nghiệp.
"Tôi thấy bà con mua về dùng trên ruộng lúa, trên cánh đồng rau… Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trúng, đúng chỉ mất khoảng 1 tuần là bay hơi. Nhưng loại chế phẩm diệt côn trùng không được phép dùng trên đồng ruộng, nếu dùng mất khoảng 3 đến 6 tháng mới hết các hoạt chất bám dính trên lá, cây trồng. Nhưng vẫn được bán công khai, người dân hiểu nhầm, gây ảnh hưởng không nhỏ", người này nói.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học đang cao hơn mức trung bình toàn quốc là 71,9%. Trong đó hai tỉnh: Tiền Giang, Đồng Tháp có mức sử dụng gấp xấp xỉ 3 lần so với trung bình cả nước.
Cục Bảo vệ thực vật thừa nhận có tình trạng "lách luật" đưa các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại vào các cửa hàng vật tư nông nghiệp để bán dưới dạng chế phẩm đăng ký với cơ quan y tế tại nhiều địa phương, gây hiểu nhầm.
"Chúng tôi có kết hợp với địa phương làm nhiều chương trình, tập huấn về các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tuyên truyền, để bà con có thói quen sử dụng thuốc và làm nông có trách nhiệm. Không lạm dụng các hoạt chất thuốc gây hiểu nhầm để ảnh hưởng mô hình sản xuất an toàn", ông Lê Văn Thiệt - phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - nói.
Trong khuôn khổ chương trình, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp đã trực tiếp tiến hành 3/4 đợt thanh, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó thu thập 29 mẫu thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả phân tích có 21/29 mẫu thuốc có hàm lượng hoạt chất đạt tiêu chuẩn, 4/29 mẫu không đạt tiêu chuẩn và 4/29 mẫu đang chờ kết quả.
TTO - Lượng rau được TP.HCM tiêu thụ rất lớn, chủ yếu được sản xuất từ nhiều địa phương, đa dạng về chủng loại. Việc phát hiện 2/23 mẫu (8,7%) rau, quả vi phạm là cao hơn so với bình quân cả nước, nhưng đã giảm so với các năm trước.
Xem thêm: mth.25824129001212202-tav-cuht-ev-oab-couht-hnaht-taul-hcal-gnurt-noc-teid-mahp-ehc/nv.ertiout