vĐồng tin tức tài chính 365

Bức tranh tài chính của “gia đình” Habeco với 16 thành viên

2022-12-14 15:29

Bộ máy "cồng kềnh" với 16 công ty con

Theo thông tin ghi nhận tại thời điểm cuối quý 3/2022, Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) có 16 công ty con kinh doanh đa dạng, nằm tại khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ với tổng vốn đầu tư khoảng 990 tỷ đồng. Trong đó, có một số công ty con được Habeco đầu tư với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Ngoài ra, Habeco cũng đầu tư theo hình thức liên doanh liên kết vào 6 công ty khác với số tổng vốn hơn 220 tỷ đồng.

Trong số các công ty con được Habeco đầu tư lớn có thể kể tới như: Công ty Cổ phần ĐTPT công nghệ Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, Habeco góp 96,1% vốn; Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Trị vốn điều lệ 110 tỷ đồng, Habeco góp 98,56% vốn điều lệ; Công ty CP Habeco Hải Phòng có vốn điều lệ 160 tỷ đồng, Habeco góp 75,83%; Công ty CP Bia Hà Nội - Nghệ An có vốn điều lệ 180 tỷ đồng, Habeco góp 51%; Công ty Cổ phần Rượu và Nước giải khát Hà Nội có vốn điều lệ 200 tỷ, Habeco góp 54,29%.

Các công ty con khác có số vốn ít hơn, dao động từ 50 tới dưới 100 tỷ đồng như: Công ty THHH MTV TM Habeco sở hữu 100% vốn điều lệ với 100 tỷ đồng; Bia Hà Nội - Thanh Hóa sở hữu 55% của 114 tỷ đồng vốn điều lệ; Bia Hà Nội - Hải Phòng nắm 65% của 91 tỷ vốn điều lệ; Bia Hà Nội - Quảng Bình nắm 62% của 58 tỷ đồng vốn điều lệ; Bia Hà Nội - Quảng Ninh nắm 52% của 15 tỷ đồng vốn điều lệ; Bia Hà Nội - Thái Bình nắm 66% của 77 tỷ đồng vốn điều lệ; Bia Hà Nội - Nam Định nắm 51% của 20 tỷ đồng vốn điều lệ; Bia Hà Nội - Hải Dương nắm 55% của 40 tỷ đồng vốn điều lệ...

Hồ sơ doanh nghiệp - Bức tranh tài chính của “gia đình” Habeco với 16 thành viên

Habeco đầu tư vào 16 công ty con, phân bố tại nhiều khu vực và nhiều mảng kinh doanh.

Ngoài ra, là 6 công ty liên kết mà Habeco góp vốn cụ thể là: Công ty CP Bia Hà Nội - Kim Bài góp 11 tỷ đồng, Công ty CP Vận tải Habeco góp 7 tỷ đồng, Công ty CP Harec Đầu tư và thương mại góp 25 tỷ đồng, Công ty TNHH thủy tỉnh San Miguel Yamamura Hải Phòng góp 43 tỷ đồng, Công ty bao bì Habeco góp 16 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý là Công ty CP đầu tư và phát triển Habeco với vốn điều lệ lên tới 300 tỷ đồng và Habeco góp 45% trị giá 135 tỷ đồng.

Các công ty con này của Habeco ngoài việc vừa trực tiếp sản xuất, đồng thời góp phần tham gia hỗ trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh khác của công ty mẹ Habeco.

Mặt khác, ngoài các công ty con kể trên là loạt các công ty "cháu, chắt" được thành lập, trực thuộc các công ty con thành viên của Habeco. Từ đó tạo nên hệ sinh thái rộng lớn, với nhiều mối quan hệ chằng chịt liên quan tới Tổng công ty này. Đồng thời, kéo theo đó là khoản chi phí nghìn tỷ để có thể duy trì vận hành bộ máy “khủng” này.

Nhiều khoản chi phí tăng mạnh trong kỳ

Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) tiền thân là nhà máy bia được xây dựng từ năm 1890. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, Habeco là ông lớn của ngành bia rượu và nước giải khát tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ.

Với thị trường rộng lớn, Habeco luôn có sản lượng bán ra các loại sản phẩm lên tới hàng trăm triệu lít mỗi năm, đi kèm là doanh thu hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, các khoản chi phí lớn đang "bào mòn" lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp này.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, 9 tháng đầu năm, Habeco ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 6.000 tỷ đồng. Mức doanh thu này đã tăng khoảng 900 tỷ đồng và tương đương mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm trước.

Đi cùng với doanh thu trên, trong kỳ đơn vị ghi nhận giá vốn lên tới 4.246 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp ghi nhận còn 1.682 tỷ đồng.

Tiếp đó, Habeco cũng đã phải chi khoảng 1.220 tỷ đồng cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, trong đó, có 868 tỷ đồng là chi phí bán hàng và hơn 352 tỷ đồng cho chi phí quản lý doanh nghiệp. Các khoản chi phí này đã chiếm gần 73% lợi nhuận gộp của Habeco, góp phần lớn khiến lợi nhuận sau thuế của công ty này xuống còn 475 tỷ đồng. 

Nếu so sánh với một năm trước đó, 2 khoản chi phí trên đã tăng lần lượt khoảng 30% và 20% mỗi khoản mục. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2021, các khoản chi phí trên ghi nhận lần lượt là 669 tỷ đồng và 292 tỷ đồng.

Như vậy, trong kỳ này, tỷ lệ tăng của 2 khoản chi phí trên lớn hơn so với mức gia tăng của doanh thu (tăng 17%), nên đồng nghĩa với việc Habeco đã phải chi ra nhiều chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp hơn so với cùng kỳ để có thể tăng thêm 1 đồng doanh thu, qua đó phần nào cho thấy sự hạn chế trong công tác quản trị chi phí tại tổng công ty trong kỳ này. 

Ngoài ra, kết quả sản xuất kinh doanh của một số công ty thành viên của Habeco ghi nhận các kết quả trái ngược trong kỳ.

Cụ thể, 9 tháng đầu năm, Công ty Bia Hà Nội - Hải Dương lũy kế 9 tháng ghi nhận lợi nhuận khoảng 10,3 tỷ đồng; Công ty CP Thương mại Bia Hà Nội ghi nhận 16 tỷ đồng; Công ty CP Habeco Hải Phòng 4 tỷ đồng... trong khi đó, Công ty cổ phần Rượu và Nước giải khát Hà Nội ghi nhận âm 8 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm nay; Bia Hà Nội - Thanh Hóa ghi nhận lỗ lũy kế 24 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chỉ thoát lỗ nhờ bù đắp từ khoản lợi nhuận khác 37 tỷ đồng.

Hồ sơ doanh nghiệp - Bức tranh tài chính của “gia đình” Habeco với 16 thành viên (Hình 2).

Bia Hà Nội - Thanh Hóa là một trong những công ty con trong "gia đình" Habeco có hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Sau 9 tháng đầu năm 2022, Bia Hà Nội - Thanh Hóa ghi nhận kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ. 

Cũng theo báo cáo tài chính quý 3/2022, Habeco ghi nhận tài sản ở mức 7.200 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 100 tỷ so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn ghi nhận mức hơn 4.740 tỷ đồng chiếm 66% tổng tài sản và tăng khoảng 300 tỷ so với đầu năm. Theo đó, mức tăng này chủ yếu tới từ khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với gần 200 tỷ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn khoảng 100 tỷ đồng.

Trong kỳ, tài sản dài hạn của Habeco ghi nhận 2.459 tỷ đồng, giảm 300 tỷ so với thời điểm đầu năm 2.745 tỷ đồng, trong đó, tài sản cố định ghi nhận giảm từ mức 2.088 tỷ đồng thời điểm đầu năm xuống còn 1.820 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, Habeco ghi nhận biến động tăng 100 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, các khoản nợ phải trả ghi nhận giảm khoảng 350 tỷ đồng về mức 1.894 tỷ đồng, tuy nhiên, vốn chủ sở hữu tăng khoảng 470 tỷ đồng, đạt mức 5.305 tỷ đồng.

Trong kỳ, chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối ghi nhận tăng tương ứng 430 tỷ đồng, lũy kế lên mức 760 tỷ đồng. Khoản lợi ích cổ đông không kiểm soát tăng khoảng 30 tỷ đồng so với đầu năm, lũy kế 673 tỷ đồng.

Theo thông tin công bố, Bộ Công Thương nắm 81,79% cố phần của Habeco và cũng đã trình Chính phủ về kế hoạch thoái vốn Nhà nước và đang chờ quyết định. Theo đó, hiệu quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Habeco sẽ ảnh hưởng rất lớn tới số tiền mà Nhà nước có thể thu được khi thoái vốn khỏi đơn vị này.

Xem thêm: lmth.394585a-neiv-hnaht-61-iov-ocebah-hnid-aig-auc-hnihc-iat-hnart-cub/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bức tranh tài chính của “gia đình” Habeco với 16 thành viên”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools