vĐồng tin tức tài chính 365

Lý do thực sự đằng sau việc ông Lê Viết Hải rút khỏi HĐQT của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình

2022-12-14 17:26

Tập đoàn cũng thông qua đơn từ nhiệm của ông Lê Viết Hải xin rút khỏi tư cách thành viên HĐQT và HĐQT sẽ trình đơn từ nhiệm của ông Hải tại ĐHĐCĐ gần nhất để xem xét thông qua. Ngoài ra, Hòa Bình cũng chấp thuận đề xuất của ông Lê Viết Hải về việc thành lập Hội đồng sáng lập.

Động thái này được ông Lê Viết Hải chia sẻ với báo chí là vì theo quy định, Tổng giám đốc công ty không được có quan hệ trực hệ với thành viên trong HĐQT. Quy định đó khiến cho HBC không có Tổng giám đốc.

Ông Hải cũng cho biết đã có kế hoạch từ đầu năm 2023 sẽ thôi làm Chủ tịch và thành viên HĐQT của HBC.

Trước đó, từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2022, Lê Viết Hiếu - con trai ông Hải giữ vị trí Tổng giám đốc của HBC.

Lê Viết Hiếu (sinh năm 1992) lấy bằng cử nhân quản trị kinh doanh tại Mỹ. Sau khi về nước, Lê Viết Hiếu làm việc tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam trước khi gia nhập Tập đoàn xây dựng Hòa Bình từ năm 2016 với vị trí Phó giám đốc phát triển thị trường nước ngoài.

Năm 2018, Lê Viết Hiếu được bổ nhiệm làm Giám đốc phát triển thị trường nước ngoài của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình rồi thăng tiến lên chức Phó tổng giám đốc đối ngoại khu vực miền Bắc vào tháng 5/2019.

Tuy nhiên đến ngày 18/7, HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã ban hành nghị quyết thông qua việc ông Lê Viết Hiếu thôi giữ chức vụ Tổng giám đốc HBC kể từ ngày 23/7/2022, đồng thời bổ nhiệm ông Hiếu giữ chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực HBC.

Vị trí Tổng giám đốc của HBC vẫn trống từ đó đến nay.

 Lý do thực sự đằng sau việc ông Lê Viết Hải rút khỏi HĐQT của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình  - Ảnh 1.

Ông Lê Viết Hiếu. Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

Điều 162 Luật doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020 (thường gọi là Luật doanh nghiệp 2020) quy định: Đối với công ty đại chúng,(...) thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;

b) Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp , Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ;

c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty.

Cũng theo Luật Doanh nghiệp 2020, người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Như vậy, nếu ông Hải có mặt trong HĐQT của HBC thì con trai ông - Lê Viết Hiếu sẽ không thể đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Trong một diễn biến khác, HBC cũng chấp thuận đề xuất của ông Lê Viết Hải về việc thành lập hội đồng sáng lập.

Trao đổi với Tạp chí kinh tế chứng khoán, ông Hải cho biết " Hôm nay (ngày 13.12) họp với HĐQT, thì HĐQT cũng thống nhất thành lập hội đồng sáng lập với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định đã được HĐQT thông qua. Theo đó, HĐQT và hội đồng sáng lập làm việc với nhau để cùng quản lý công ty theo nguyên tắc đồng thuận" .

Được biết, trong Luật doanh nghiệp không quy định về Hội đồng sáng lập và Hội đồng sáng lập không có giá trị hay ý nghĩa về mặt pháp lý. Tuy nhiên ở một số doanh nghiệp, ngân hàng đã từng có hoặc có thành lập mô hình Hội đồng sáng lập.

Xem thêm: mth.40562453141212202-hnib-aoh-gnud-yax-naod-pat-auc-tqdh-iohk-tur-iah-teiv-el-gno-ceiv-uas-gnad-us-cuht-od-yl/nv.ahos

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lý do thực sự đằng sau việc ông Lê Viết Hải rút khỏi HĐQT của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools