Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi - Ảnh: REUTERS
"Chúng tôi đang kiểm tra với chính quyền, chỉ là về mặt từ ngữ chứ không phải phản đối ý tưởng này. Tôi không biết điều đó sẽ có trong chương trình nghị sự vào tuần tới hay không, nhưng nó rất, rất quan trọng", Hãng tin Reuters dẫn lời bà Pelosi nói ngày 15-12, giờ địa phương.
Hạ viện sẽ cần thông qua dự luật trước khi kỳ Quốc hội dự kiến kết thúc vào tuần tới. Nếu Hạ viện thông qua biện pháp này, nó sẽ được chuyển đến Tổng thống Joe Biden để xem xét.
Lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, ông Kevin McCarthy, viết trên Twitter rằng bà Pelosi "nên ngay lập tức cho phép bỏ phiếu" về dự luật cấm TikTok trên các thiết bị của chính phủ.
Trước đó, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu vào ngày 14-12 ủng hộ việc cấm nhân viên liên bang sử dụng ứng dụng TikTok của Trung Quốc trên các thiết bị của Chính phủ Mỹ. Đây là hành động mới nhất của các nhà lập pháp Mỹ nhắm vào các công ty Trung Quốc, trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng các ứng dụng để do thám Mỹ.
TikTok giải thích rằng các lo ngại này là do thông tin sai lệch và sẵn sàng thảo luận về các hoạt động của công ty.
Dự luật này nếu được thông qua sẽ không ảnh hưởng đến hơn 100 triệu người Mỹ sử dụng TikTok trên các thiết bị thuộc sở hữu của tư nhân hoặc công ty.
Người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre không nói rõ liệu ông Biden có ủng hộ luật cấm TikTok hay không, mà "sẽ để Quốc hội thực hiện quá trình của họ".
Bà Jean-Pierre cho biết có nhiều ứng dụng công nghệ, bao gồm TikTok, không được phép sử dụng trên các thiết bị ở Nhà Trắng hoặc thiết bị thuộc sở hữu liên bang khác "vì lý do bảo mật".
Nhiều cơ quan liên bang của Mỹ, bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh nội địa và Bộ Ngoại giao, đã cấm TikTok khỏi các thiết bị thuộc sở hữu chính phủ.
Trong hai tuần qua, ít nhất 7 bang của Mỹ cho biết họ sẽ cấm công chức sử dụng ứng dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ. Đó là các bang Alabama, Maryland, Oklahoma, South Carolina, South Dakota, Utah, và Texas. Riêng bang Nebraska đã cấm TikTok khỏi các thiết bị của bang từ năm 2020.
TTO - Hai năm sau khi TikTok thoát được lệnh cấm ở Mỹ, ứng dụng video ngắn này đang phải đối mặt với sự phản đối ngày càng tăng không chỉ tại các bang của Mỹ, mà còn ở nhiều quốc gia khác.
Xem thêm: mth.60351238061212202-kotkit-ev-hnid-teyuq-auhc-nav-ym-neiv-ah-hcit-uhc/nv.ertiout