vĐồng tin tức tài chính 365

Từ sân quần tới sân golf: Thất kinh, khi người chơi golf trở thành 'vị chơi golf'

2022-12-18 13:04

"Thất kinh" là do thế hệ chúng tôi được dạy rằng chữ "vị" được dùng để bày tỏ sự trân trọng. Tỉ như bình thường vẫn cứ gọi là ông bác sĩ, viên tướng hoặc ông giáo sư...

Nhưng khi thuật lại người ấy làm một công việc gì đó đáng ca tụng, ta thêm chữ "vị" để bày tỏ lòng ngưỡng mộ: vị bác sĩ đã kịp cứu sống bệnh nhân... Còn thì bình thường khi nhắc tới, vẫn chỉ gọi là ông bác sĩ, ông bộ trưởng!

Có lẽ sự nâng lên hàng "vị" này là do nhà đài cho rằng môn thể thao này là một "môn thể thao quý tộc"(?), nên người chơi môn này cũng đương nhiên là/ trở thành một "nhà quý tộc"?

Không rõ có phải không ít người ở ta cũng có cái nhìn chưa đúng như vậy? Quả là môn thể thao này, do những chi phí của nó, từ cuối thế kỷ 19 đã trở thành một một chỉ dấu xã hội, khác với các tầng lớp xã hội khác, đặc biệt là đối với những nhà giàu mới. Chẳng qua môn này khác hay "hơn" môn kia do các nối kết xã hội tạo ra.

Cách đây một thế kỷ, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã nhìn và thấy trong cái thế giới gọi là "thượng lưu" ấy những nối kết xã hội và những bộ mặt chẳng thượng lưu chút nào:

"Ông Văn Minh tung chăn vùng ngồi nhỏm dậy. Nhìn sang bên tay phải không thấy bà vợ yêu quý đâu cả, lại trông lên cái lịch trên tường, ông mới nhớ ra rằng vợ ông đã đến sân quần vì hôm ấy vào ngày thứ năm... Mấy tiếng giày lẹp kẹp tiến đến cửa phòng... cửa phòng mở toang ra.

- Mẹ có việc gì mà đến sớm thế?

- Chị ấy đâu rồi?

- Nhà con nó đi đánh quần.

- Gớm! Vợ chồng nhà anh độ này nhiều cái văn minh quá! Thế cái ông đốc Xuân ấy đâu?

- À, ông ấy là giáo sư quần vợt, chắc bây giờ ông ấy phải ở sân quần.

Trong khi nói thế, ông Văn Minh cũng không biết cứ lừa dối mãi người khác thì cuối cùng mình lừa dối đến cả mình mà không biết. Một cách vô tâm nhất đời, ông ta đã làm cho một thằng Xuân Tóc Ðỏ nhặt quần, nhảy một bước lên một ông giáo sư.

Phải, phải một người đã có chức như: nguyên sinh viên trường thuốc, có học thức, có óc mới, tất nhiên không thể quay về nhặt quần cho quý hội viên được". (Số đỏ, chương 12).

Tất nhiên, cái xã hội mà ngòi bút châm chích của cụ Vũ Trọng Phụng mô tả không thể được xem là định nghĩa của cái xã hội "đánh quần" trước kia, càng không thể dùng để "nhìn" vào xã hội golf hiện nay.

Cũng như môn quần vợt trước kia, môn golf có những hữu ích của nó:

1. Tạo mối quan hệ để bắt đầu các mối quan hệ nghề nghiệp mới;

2. Có thể giúp gặp gỡ các giám đốc điều hành cấp cao, những người khó tiếp cận trong các trường hợp khác;

3. Bầu không khí cụ thể của một trận đấu golf giúp bạn có thể xử lý và thường giải quyết các vấn đề cụ thể;

4. Một vòng chơi golf, đặc biệt khi được tổ chức cho mục đích này, có thể thay thế một cách hữu ích các hoạt động quan hệ công chúng;

5. Vì golf được quốc tế hóa, nên có thể là một cách hay để vượt qua các đặc thù văn hóa quốc gia (*).

Song từ đó mà nâng tầm người chơi hay môn thể thao này hay kia thì "quá thể"!

--------

(*) Patrice Bouvet, Le "capital golfique": un utile investissement professionnel et humain? ("Vốn tư bản" từ chơi golf: một sự đầu tư hữu ích về mặt nghề nghiệp và con người?)

Tiếng nước tôi: Cái lý, cái lẽ của tiếng nước taTiếng nước tôi: Cái lý, cái lẽ của tiếng nước ta

TTO - Không theo "ngôn ngữ giáo trình", cuốn sách Triết lý tiếng Việt vừa ra mắt bạn đọc là một cuộc trò chuyện khoa học, hấp dẫn và bất ngờ, lý thú và đặc sắc.

Xem thêm: mth.6913420181212202-flog-iohc-iv-hnaht-ort-flog-iohc-iougn-ihk-hnik-taht-flog-nas-iot-nauq-nas-ut/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Từ sân quần tới sân golf: Thất kinh, khi người chơi golf trở thành 'vị chơi golf'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools