vĐồng tin tức tài chính 365

Đồng bằng sông Cửu Long thiếu sản phẩm du lịch cộng đồng

2022-12-19 13:48

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Tiến sĩ Dương Quốc Minh - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch - cho biết: Một số khu vực ở ĐBSCL có điều kiện rất tốt để làm mô hình du lịch này. Các địa phương cũng đã đặt hàng với viện. Cụ thể, khu Mỹ Hòa Hưng, chợ nổi Long Xuyên (An Giang); chợ Gạo (Tiền Giang), Vũng Liêm (Vĩnh Long)… Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, viện nhận thấy loại hình này chưa được chú ý trong chính sách phát triển kinh tế của các địa phương. Các địa phương cũng chỉ tập trung sự quan tâm vào sản phẩm và giá trị của sản phẩm du lịch cộng đồng, nhưng lại bỏ qua những dịch vụ đi kèm, chẳng hạn như bến bãi đậu xe, hoặc kết nối giao thông với các khu vực có sân bay.

Du khách thưởng thức đặc sản đồng bằng sông Cửu Long ở khu du lịch Cồn Én (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) - ẢNH: QUỐC THÁI
Du khách thưởng thức đặc sản đồng bằng sông Cửu Long ở khu du lịch Cồn Én (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) - ẢNH: Quốc Thái

Ông Trần Anh Thư - Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho biết: Tỉnh An Giang cũng như các tỉnh, thành khác ở ĐBSCL rất quan tâm đến mô hình du lịch cộng đồng, vì sự phát triển của loại hình này sẽ tạo sinh kế cho người dân, giúp các vùng lân cận các khu, điểm du lịch cũng được hưởng lợi. Tuy nhiên, những mô hình du lịch cộng đồng ở những địa phương như An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang… đều có những vấn đề, vướng mắc cần được tháo gỡ. “Khoảng tháng Ba, tháng Tư năm 2023 sẽ có nhiều chương trình hội thảo, trong chuỗi liên kết du lịch TPHCM với các tỉnh, thành ở ĐBSCL. Chúng tôi sẽ mời các chuyên gia du lịch về trải nghiệm, góp ý để phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại các địa phương ở ĐBSCL” - ông Trần Anh Thư cho biết.

Theo ông Trần Lê Bảo Châu - Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ (VTF) - cần thay đổi trong các hoạt động trải nghiệm của du khách. Chẳng hạn, Bạc Liêu phát triển mạnh hoạt động du lịch xoay quanh di sản đờn ca tài tử. Trong một số tour thường cho khách nghe, thưởng thức khoảng 45 phút trích đoạn các vở diễn. Để làm mới, cần có kịch bản trải nghiệm cho du khách vào không gian văn hóa của loại hình này nhiều hơn. Chẳng hạn, du khách được tham gia chơi thử nhạc cụ, chụp ảnh trên một sân khấu biểu diễn thực tế… Hoặc Đồng Tháp có sản phẩm “dỡ chà, đãi bạn” - một loại hình bắt cá của miền Tây. Mà loại hình này chỉ cho du khách nhìn và xem, không cho du khách trực tiếp tham gia vào việc dỡ chà, bắt cá sẽ mất đi ít nhiều ý nghĩa của sản phẩm. 

Quốc Thái

Xem thêm: lmth.4111841a-gnod-gnoc-hcil-ud-mahp-nas-ueiht-gnol-uuc-gnos-gnab-gnod/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Đồng bằng sông Cửu Long thiếu sản phẩm du lịch cộng đồng ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools