vĐồng tin tức tài chính 365

4 điểm độc đáo của giao thông đô thị TP.HCM

2022-12-20 05:25

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban giao thông), cho biết UBND TP vừa ký chương trình hợp tác rất lớn với Ngân hàng Thế giới (WB) về phát triển giao thông đô thị TP.HCM.

Chú trọng phát triển giao thông xanh

Theo ông Lương Minh Phúc, phát triển giao thông xanh, tái cấu trúc mạng lưới xe buýt và xây dựng dự án giao thông đô thị TP.HCM… là những giải pháp để phát triển giao thông công cộng TP. Theo đó, trong chương trình hợp tác với WB có bốn cấu phần về giao thông với 42 đầu việc, tám dự án liên quan. Bốn cấu phần cũng là bốn điểm độc đáo mang tính trọng tâm trong phát triển giao thông đô thị TP.HCM trong thời gian tới.

4 điểm độc đáo của giao thông đô thị TP.HCM ảnh 1

TP.HCM sẽ xây dựng mạng lưới xe buýt kết hợp với tuyến metro số 1, tạo thuận lợi cho người dân đi lại. Ảnh: ĐT

Cụ thể, bốn cấu phần gồm: Đầu tiên là xây dựng tuyến xe buýt công cộng từ sân bay Tân Sơn Nhất nối với TP Thủ Đức, kết hợp với tuyến metro số 1 để tạo thành một mạng lưới xe buýt.

Thứ hai, xây dựng mạng lưới giao thông công cộng cho TP Thủ Đức với tinh thần là sử dụng mô hình xe buýt xanh. Thứ ba, phát triển các tuyến buýt sông để khai thác lợi thế của TP.HCM trong mảng giao thông thủy.

Thứ tư, xây dựng trung tâm điều hành giao thông công cộng của toàn TP và trung tâm thanh toán bù trừ để đảm bảo các điều hành chung về giá, phí và về tuyến… trong khai thác hệ thống metro, xe buýt nhanh cũng như các hệ thống số của TP.

Ông Phúc cho biết bốn cấu phần này cũng là bốn nội dung chính trong giai đoạn hợp tác của TP.HCM với WB về chương trình tổ chức lại mạng lưới xe buýt toàn TP, từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ của hệ thống xe buýt hiện hữu. Trong đó, dự án giao thông xanh sẽ tiếp tục thực hiện trong cấu phần của dự án mới.

Theo ông Phúc, tới quý I-2023, tất cả kết quả đang nghiên cứu, hiện có của dự án giao thông xanh sẽ lồng ghép để triển khai thông qua chương trình hợp tác này.

Nên nhân rộng mô hình trạm trung chuyển

TS Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức, cho biết hiện nay giao thông đô thị phát thải khí CO2 rất lớn. Theo đó, phát triển giao thông công cộng là giải pháp để giải quyết rất nhiều vấn đề. Trong đó, đề án phát triển giao thông xanh là hết sức quan trọng, cần triển khai sớm và đáng lý chúng ta phải làm từ nhiều năm trước.

Bốn cấu phần cũng là bốn điểm độc đáo mang tính trọng tâm trong phát triển giao thông đô thị TP.HCM trong thời gian tới.

“Dự án phát triển giao thông xanh TP là một công trình nghiên cứu hết sức công phu trong việc thu thập số liệu, phân tích, dự báo và mô phỏng các phương án để tái cấu trúc mạng lưới giao thông công cộng” - ông Tuấn nhận định.

Tuy nhiên, TS Vũ Anh Tuấn góp ý rằng trong việc tái cấu trúc xe buýt thì hạ tầng là vô cùng quan trọng. Theo đó, ngoài việc kết nối về giá vé, thông tin, thời gian biểu thì kết nối về không gian là vô cùng cần thiết và nên triển khai sớm. Đơn cử, khi hành khách xuống tuyến xe buýt thì lập tức có thể thuận tiện đi tuyến tiếp theo một cách thuận lợi. Đây cũng là điều mà nhiều người dân mong muốn.

Đặc biệt, đến năm 2030, nếu TP dự kiến có 21 vị trí trung chuyển dọc tuyến metro số 1, số 2 và các bến xe liên tỉnh, tuyến đô thị là chưa đủ. Hiện nay, TP.HCM chỉ có một trạm trung chuyển ở Hàm Nghi (quận 1) là hoạt động hiệu quả nên TP cần nhân rộng mô hình này. Để làm các trạm trung chuyển là rất khó, song khó vẫn phải quyết tâm làm, nếu không sẽ không thể phát triển giao thông công cộng.

Tiếp theo, TS Vũ Anh Tuấn cho rằng thời gian di chuyển trên giao thông công cộng là vô cùng quan trọng. Vì vậy, TP cần tính toán để nâng cao tốc độ, giảm thời gian di chuyển của hành khách. Theo đó, cần phải nghiên cứu và đề xuất tổng thể các tuyến đường có thể làm được làn đường riêng dành cho xe buýt ở khu vực đô thị hiện hữu và được quy hoạch.

TS Vũ Anh Tuấn cho rằng một số đề xuất làn đường dành riêng như Võ Thị Sáu, Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt… của các đơn vị tư vấn như hiện nay cũng còn ít. Vì vậy, các đơn vị cần nghiên cứu, mở rộng ra vài chục tuyến đường mới mang lại hiệu quả đi lại cho hành khách. “Chúng ta cần phân tích, đánh giá nhiều tuyến đường để xe buýt có thể chạy được tốc độ cao, có làn đường riêng thì người dân mới thực sự sử dụng loại hình phương tiện này” - ông Tuấn nhận định.

Ngoài ra, khi có mạng lưới tốt thì khâu tổ chức tốt để thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào hệ thống này cũng vô cùng quan trọng. Vì vậy, TP cần xây dựng kế hoạch phát triển giao thông công cộng cho phù hợp nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp.•

BRT số 1 sẽ chọn xe buýt điện

4 điểm độc đáo của giao thông đô thị TP.HCM ảnh 2

Tuyến BRT số 1 sẽ lựa chọn xe buýt điện làm phương tiện di chuyển. Ảnh: ĐT

Ông Lương Minh Phúc cho biết tuyến BRT số 1 sẽ lựa chọn xe buýt điện làm phương tiện di chuyển. Hiện WB và các đơn vị tư vấn đã có đánh giá rằng nên chuyển sang xe buýt điện để phù hợp với xu thế chung của thế giới. Đồng thời, đây cũng là mục tiêu để giảm phát thải, giảm thải carbon trong các cam kết của Chính phủ.

Hiện nay, chủ trương đó đã được Sở GTVT, Ban giao thông và đơn vị tư vấn đánh giá, báo cáo cho UBND TP, các đơn vị liên quan xem xét trước khi có kết luận chính thức.

Tuy nhiên, qua trao đổi với WB, định hướng chung TP sẽ ủng hộ loại hình xe buýt điện.

ĐÀO TRANG

Xem thêm: lmth.409217tsop-mchpt-iht-od-gnoht-oaig-auc-oad-cod-meid-4/nv.olp

“4 điểm độc đáo của giao thông đô thị TP.HCM”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools