vĐồng tin tức tài chính 365

Hành trình nối liền 'vết thương' cho người bệnh

2022-12-22 10:38
Hành trình nối liền vết thương cho người bệnh - Ảnh 1.

Bác sĩ Trần Hoàng Tùng thăm khám cho người bệnh sau phẫu thuật - Ảnh: Dương Liễu

"Cảm ơn bác sĩ Tùng nhé, tôi cứ tưởng mình không thể đi lại được nữa", một bệnh nhân nắm vội lấy tay bác sĩ phẫu thuật cho mình nhắn nhủ.

Bà Hoa (60 tuổi, quê Hưng Yên) vừa trải qua phẫu thuật khớp gối tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức không khỏi cảm kích khi đôi chân được nhẹ nhõm trở lại. Bà chia sẻ đã đau khớp gối nhiều năm qua, thay vì đi khám thì bà lại "cứu khớp" bằng cách tập thể dục, tham gia đội nhảy dân vũ với mong muốn khớp gối giảm đau dần, linh hoạt hơn. Thế nhưng, tình trạng không những không khỏi mà ngày càng nghiêm trọng. Khi nhập viện bà buộc phải phẫu thuật.

Người không ngừng tìm tòi, sáng tạo

Bác sĩ Trần Hoàng Tùng, phó trưởng khoa phẫu thuật chi dưới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, là người phẫu thuật cho bà Hoa và hàng trăm người bệnh chấn thương tay, chân, thoái hóa khớp, đứt gân... khác tại bệnh viện.

Phẫu thuật viên là nghề đòi hỏi đôi tay khéo léo, nhưng ít ai biết được rằng bác sĩ này từng bị chấn thương một tay khi còn là sinh viên y khoa và từng đối mặt với nguy cơ không thể làm bác sĩ ngoại khoa.

"Khi ấy mới là sinh viên y khoa năm thứ 2, đang chơi nhiều môn thể thao, nhận học bổng... Một ngày tôi bị tai nạn và kính cứa đứt gân tay, bàn tay không thể gập duỗi, đến bệnh viện thì các điều dưỡng lo ngại hỏi sau này có muốn trở thành bác sĩ ngoại không vì sợ có khó khăn..." - bác sĩ Tùng kể.

Phải mất đến 6 tháng chàng trai trẻ mới vượt qua được nỗi lo lắng và chán nản, quay lại tập dần từng chút một để trở lại đường đua. Để vượt qua được biến cố ấy, thầy dạy toán là người đã thức tỉnh anh. Tiết học toán và chàng trai trẻ không thể chép bài. Thầy giáo nói: "Không viết được bằng tay phải thì học viết tay trái, có sao đâu".

Anh nhận ra điều mình cần làm là khắc phục, chứ không phải bi quan. Và cũng thật may mắn như anh nói là ca mổ cho anh được thực hiện tại chính khoa anh đang làm việc hiện nay, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với kết quả rất tốt. Lúc ấy bác sĩ Tùng chưa dám nghĩ rằng một ngày mình sẽ ở đây.

Nhưng rồi cơ duyên đến, bác sĩ Tùng đậu thứ 5 trong số... 5 bác sĩ nội trú ngoại của khóa 2002. Học nội trú ngoại khoa là mơ ước của nhiều bác sĩ trẻ, dù chỉ có 5 người đậu nhưng là đậu thứ 5 nên bác sĩ Tùng luôn có ý nghĩ mình còn kém và còn phải cố gắng.

Và sau đó là những ngày miệt mài học mổ, những ngày theo thầy Ngô Văn Toàn khi ấy là trưởng khoa và nhiều đàn anh, bậc thầy khác. Bác sĩ Tùng luôn nhớ những ngày tháng ấy để có anh và bàn tay phẫu thuật hôm nay.

Hành trình nối liền vết thương cho người bệnh - Ảnh 2.

Bàn tay phải còn chằng chéo những vết sẹo của bác sĩ Tùng sau chấn thương - Ảnh: D.LIỄU

Người trẻ mắc bệnh xương khớp nhiều

So với nhiều đồng nghiệp, bác sĩ Tùng là người có nhiều status dài trên mạng, ở địa chỉ Facebook có 53.000 người theo dõi, anh hay đưa các nghiên cứu dài xung quanh nguyên nhân dẫn đến những chấn thương tay, chân mà anh hay gặp trong quá trình khám chữa bệnh, từ đó cảnh báo người dân cách phòng tránh.

Gần nhất là cảnh báo hoại tử chỏm xương đùi ở người trẻ liên quan đến rượu, được nhiều người quan tâm.

Bác sĩ Tùng bộc bạch: "Trong quá trình khám bệnh, tôi nhận thấy những thay đổi về mặt bệnh ở nhóm tuổi. Trước kia, những người vào khoa phẫu thuật chi dưới hầu hết là người già thì những năm gần đây người trẻ mắc bệnh về xương khớp rất nhiều.

Ban đầu, tôi cũng có cảnh báo về vấn đề này nhưng chưa có nghiên cứu, số liệu nào. Từ 2019 tôi bắt tay vào theo dõi trên gần 60 bệnh nhân vào điều trị để có số liệu sát hơn về ảnh hưởng của rượu đến chứng hoại tử xương".

Bác sĩ Tùng lấy dẫn chứng về bệnh hoại tử chỏm xương đùi do lạm dụng rượu, bia, thuốc lá. Trong một nghiên cứu mới đây của bác sĩ tiến hành trong 5 năm trên gần 60 bệnh nhân cho thấy kết quả tới 85% bệnh nhân có tiền sử sử dụng rượu, bia.

"Trước đây, mọi người chỉ biết rằng rượu, bia có thể gây ảnh hưởng chức năng gan, loạn thần. Thế nhưng việc này còn gây ảnh hưởng đến chỏm xương đùi, với nhiều bệnh nhân trẻ sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến lao động, đời sống", bác sĩ Tùng nói.

Chia sẻ thêm một vấn đề về xương khớp mà người Việt đang gặp phải đó là chấn thương gối, cổ chân. Thực tế hiện nhiều người khi có triệu chứng đau gối, cổ chân sẽ tự điều trị bằng các thuốc giảm đau. Người già nếu mắc bệnh thường chọn việc tập thể dục với mong muốn cải thiện tình trạng đau.

"Thế nhưng tập thể dục hay vận động nhiều hơn khiến khớp gối, cổ chân thêm sức ép và tình trạng đau nặng nề hơn. Ở các nước phát triển, việc phải phẫu thuật thay khớp hay phải mổ mở những trường hợp này không nhiều do người bệnh đến sớm, tại Việt Nam nhiều người bệnh đến muộn, khi đó không thể điều trị bằng các phương pháp khác, buộc phải phẫu thuật", bác sĩ Tùng nói.

Nước ngoài làm được rồi mình cũng làm được

Như nhiều bác sĩ Việt Đức khác, bác sĩ Tùng cũng thường xuyên được đi học mổ ở nước ngoài hay các đoàn bác sĩ nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam. Và đã có những lần bác sĩ trẻ nêu ý kiến như việc chuyển gân điều trị đứt gân chân, ở nước ngoài thường lấy gân ngón cái, nhưng nếu ở miền núi Việt Nam mà lấy gân ngón cái sẽ ảnh hưởng chức năng khi đi đường núi, chữa chấn thương này nguy cơ lại ảnh hưởng đến chức năng chân, bác sĩ Tùng khi ấy còn trẻ đã nêu ý kiến này.

"Vị bác sĩ nước ngoài khi ấy đã nhìn sang tôi ngạc nhiên, và sau đó họ đã coi đó như một gợi ý để điều trị phù hợp với tập quán vùng miền. Hay ý kiến về thời gian phẫu thuật trong điều kiện mới, người bệnh giảm được thời gian tập phục hồi chức năng sau mổ, giảm chi phí. Điều này khác với trước đây bởi thiết bị, máy móc phục vụ ca mổ đã nhiều hơn, kết hợp với việc chuẩn bị và thực hiện ca mổ tốt" - bác sĩ Tùng nói.

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều mà bác sĩ Tùng và các đồng nghiệp của anh mong muốn, họ mong kỹ thuật nào các bệnh viện nước ngoài làm được thì Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng làm được.

Tiếp "lửa" cống hiến

"Em không may bị tai nạn lao động, mất một chân, một bên phải nẹp xương đùi, mất cơ đùi, rồi bị viêm và phải mổ hai lần nữa, gặp được bác sĩ tốt, em đã được tái sinh. Rất may em đã được các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức điều trị, cứu sống và giữ được chân còn lại"...

Có rất nhiều dòng thư như thế gửi đến bác sĩ Tùng và các bác sĩ Việt Đức đồng nghiệp của anh. Và mỗi ngày những dòng chữ ấy lại tiếp thêm cho các anh chị một chút sức lực, một chút tình yêu, một chút lãng mạn để họ thêm "lửa", thêm cống hiến cho cuộc đời này.

Bác sĩ tác giả 8 tập bút ký, truyện ngắn kể Bác sĩ tác giả 8 tập bút ký, truyện ngắn kể 'Chuyện tình cuối mùa đông'

TTO - Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam đã có 8 tập bút ký, truyện ngắn, tùy bút... xoay quanh ngành y mà tác giả am hiểu

Xem thêm: mth.19332819022212202-hneb-iougn-ohc-gnouht-tev-neil-ion-hnirt-hnah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hành trình nối liền 'vết thương' cho người bệnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools