Cổ phiếu cô đặc là gi?
Nhiều nhà đầu tư săn tìm mua cổ phiếu cô đặc với kỳ vọng cổ phiếu sẽ tăng giá mạnh và nhận cổ tức ổn định bằng tiền mặt.
Cổ phiếu cô đặc là cổ phiếu có tỷ lệ nắm giữ phần lớn thuộc các cổ công nội bộ, cổ đông chiến lược, hay nói cách khác là doanh nghiệp có cơ cấu cổ đông cô đặc. Lượng cổ phiếu trôi nổi được giao dịch trên thị trường rất ít.
Ưu và nhược điểm của cổ phiếu cô đặc
Ưu điểm | Nhược điểm |
- Lượng giao dịch trên thị trường ít nên cổ phiếu cô đặc cũng ít bị ảnh hưởng chung bởi thị trường. Nhiều khi thị trường đỏ lửa, những cổ phiếu này chỉ giảm nhẹ hoặc vẫn tăng giá. - Các cổ đông nội bộ (thường là ban lãnh đạo) nắm nhiều cổ phiếu nên họ chú tâm phát triển công ty bền vững. Do đó, doanh nghiệp có cơ cấu cổ đông cô đặc thường hoạt động khá ổn định. - Các cổ phiếu cô đặc thường có tỷ lệ chia cổ tức hàng năm rất cao và đều đặn. | - Lượng cổ phiếu nằm chủ yếu trong tay một số ít người, nên giá cổ phiếu tăng hay giảm phụ thuộc quyết định chủ quan của nhóm người đó. - Các cổ đông nắm giữ những cổ phiếu này hầu như ko muốn bán ra, nên nhà đầu tư khó mua và cũng khó bán, dẫn đến tính thanh khoản thấp, ít có cơ hội tăng giá. - Nếu có biến cố xấu xảy ra, khi chỉ cần một tỷ lệ nhỏ cổ phiếu của cổ đông nội bộ cũng khiến giá cổ phiếu giảm mạnh. |
Cách chọn mua cổ phiếu cô đặc:
- Muốn xem cổ phiếu cô đặc không, nhà đầu tư có thể tìm thông tin cơ cấu cổ đông trong Báo cáo thường niên của công ty hoặc qua một chuyên trang kinh tế, app của công ty chứng khoán.
- Để chọn được cổ phiếu cô đặc có nên tảng tốt, cổ tức tăng trưởng đều đặn, nhà đầu tư nên tham khảo thông tin về uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, ban lãnh đạo uy tín và có năng lực...
Đối với nhiều nhà đầu tư, việc săn tìm các loại cổ phiếu của những doanh nghiệp có cổ phiếu cô đặc là một cơ hội tốt để mua ngay và tiến hành đầu tư với kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng ổn định, nhận cổ tức cao bằng tiền mặt. Tuy nhiên, điểm khó là không dễ tìm được cơ hội mua, khi mà lượng bán ra luôn ở trạng thái nhỏ giọt, thậm chí nhiều phiên trắng bên bán.
Ngoài ra, việc các cổ đông nội bộ thâu tóm lại doanh nghiệp không phải là hiếm trên thị trường chứng khoán. Mục đích cô đặc cổ phiếu là để cổ đông nội bộ được nắm quyền quyết định chiến lược, sở hữu tài sản hay nhận cổ tức ổn định hơn, nhưng đôi khi cũng thể hiện tính lợi ích riêng khi công ty thiên về gia đình hoặc có lợi ích nhóm.