vĐồng tin tức tài chính 365

Chấm dứt ngay tình trạng lấn kênh chiếm rạch

2022-12-23 11:50
Chấm dứt ngay tình trạng lấn kênh chiếm rạch - Ảnh 1.

Rạch Xuyên Tâm đoạn kênh Cầu Bông bắt đầu từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Nhiều con rạch chúng ta chỉ còn nghe tên chứ không thấy hình dáng. Nhiều con rạch rộng lớn, trong xanh len lỏi trong lòng TP.HCM trước đây ngoài việc trợ giúp hệ thống thủy lợi còn tạo ra vẻ riêng thơ mộng. Nay một số bị thu hẹp hoặc chỉ còn trong ký ức.

Ngăn chặn ngay tình trạng lấn chiếm kênh rạch làm của riêng

Thật khó để đi hết chiều dài một con rạch ở TP.HCM bởi nằm lẫn trong khu dân cư, thậm chí bị nhà cửa bao vây, phủ kín. Thực tế dễ thấy tình trạng cơi nới, chiếm dụng để kinh doanh diễn ra ở nhiều kênh, rạch. 

Có nơi làm sân bóng mini như đất của mình. Một số khác bị tận dụng đặt cây cảnh, vật nuôi. Cũng không khó để thấy nhiều quán nhậu, quán cà phê cũng tranh thủ chiếm dụng hành lang an toàn sông để kinh doanh.

Trong khi đó, một số dự án bất động sản buộc phải làm hồ điều tiết để bù lại diện tích lấp rạch nhưng chủ đầu tư không thực hiện. Các nhà khoa học thì nhiều lần cảnh báo việc san lấp kênh rạch sẽ gây ra những hậu quả nặng nề về ngập nước và môi trường sinh thái.

Tình trạng sạt lở bờ sông, kênh, rạch luôn là nỗi lo của TP.HCM mỗi khi bước vào mùa mưa bão. Vì vậy, ngăn chặn hành vi lấn chiếm bờ sông, kênh, rạch được xem là giải pháp căn cơ để chống sạt lở, phòng chống ô nhiễm môi trường, giữ gìn cảnh quan đô thị.

Cần sự chung tay của chính quyền và người dân

Nguồn lực của TP có hạn và đang tập trung cho việc nạo vét, xanh hóa những con kênh lớn như Xuyên Tâm, Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên hay Hy Vọng... Chính vì thế rất khó để có thể quán xuyến được hết những kênh, rạch nhỏ khác nên rất cần sự chung tay của các cấp chính quyền và của chính người dân.

Người dân rất cần các sở, ngành, UBND các quận, huyện, TP của TP.HCM phối hợp xử lý, ngăn chặn tình trạng xây dựng trái phép, lấn chiếm hành lang sông, kênh, rạch trên địa bàn.

Thực tế thì hành lang bảo vệ kênh rạch và các quy định liên quan được ban hành lâu rồi, cần áp dụng những quy định này một cách thực sự có hiệu quả chứ không phải trên giấy tờ. 

Rồi từ đó, từng bước chúng ta sẽ có những giải pháp về công trình đi sau.

TP phải nghiêm cấm và xử lý triệt để việc san lấp sông, kênh, rạch trong các dự án xây dựng trên địa bàn TP. 

Trong trường hợp bất khả kháng, việc san lấp kênh rạch phải được nghiên cứu kỹ khả năng thoát nước cho các khu vực và vùng phụ cận liên quan.

Sở Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý, khai thác các tuyến sông, kênh, rạch đi qua địa giới hành chính từ hai quận/huyện trở lên. 

UBND các quận/huyện trực tiếp quản lý, khai thác các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng thoát nước ở địa phương.

Lãnh đạo các địa phương quận, huyện có trách nhiệm thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra, xử lý hoặc báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định liên quan đến sông, kênh, rạch và các công trình thủy lợi theo phân cấp quản lý, khai thác.

TP.HCM có quá trình đô thị hóa nhanh nhưng phải hướng tới đô thị sông nước. Vì vậy, mọi hoạt động đầu tư, xây dựng của doanh nghiệp, nhà dân hoặc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng đều phải hướng đến đô thị sông nước. 

Nếu không hướng đến đô thị sông nước mà chỉ xây nhà cao tầng khai thác từ mép bờ sông cho đến bên trong thì không thành công.

Bờ sông, kênh rạch là không gian chung của người dân TP.HCM. Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn và xây dựng không gian này trở thành một đô thị sông nước hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân TP.

TP.HCM di dời 20.300 nhà ven kênh rạch

Từ nay đến năm 2025, TP.HCM lên kế hoạch triển khai 53 dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch với hơn 20.300 căn nhà được di dời.

Sở Xây dựng TP.HCM mới đây đã đưa ra chương trình kế hoạch chỉnh trang, phát triển đô thị giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có việc di dời và tổ chức lại cuộc sống cho người dân sống trên và ven kênh rạch trên địa bàn TP.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, TP sẽ tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa giải quyết nhu cầu thoát nước, cải thiện môi trường vừa di dời nhà ven và trên kênh rạch để chỉnh trang đô thị.

Trước đó, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi từng nhấn mạnh phải khởi động và làm cho được chuyện thay nhà trên và ven kênh rạch; nỗ lực và đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ bản phải giải quyết được vấn đề nhà ven kênh rạch.

LÊ PHAN

Để kênh nước đen không còn đen: Cần chế tài hành vi xả rácĐể kênh nước đen không còn đen: Cần chế tài hành vi xả rác

TTO - TP.HCM có rất nhiều kênh, rạch với những địa danh khác nhau, nhưng khi nói đến cái tên Kênh Nước Đen thì dù không cần diễn tả nhưng người nghe cũng hiểu ngay vì sao kênh mang tên như thế.

Xem thêm: mth.28524520132212202-hcar-meihc-hnek-nal-gnart-hnit-yagn-tud-mahc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chấm dứt ngay tình trạng lấn kênh chiếm rạch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools