Cân nhắc và suy xét thật kỹ các yếu tố khi bạn muốn thay đổi, tìm kiếm một cơ hội việc làm mới - Ảnh: Q.NG.
Bạn có thật sự phải từ bỏ công việc hiện tại? Điều quan trọng nhất cần cân nhắc khi quyết định tìm việc mới.
Nguyên nhân bạn muốn từ bỏ công việc cũ là gì? Bạn đang "giậm chân tại chỗ", quan hệ giữa bạn và sếp (hoặc đồng nghiệp) căng thẳng, không có cơ hội tiến thân, không được hưởng lương thưởng hoặc chế độ đãi ngộ phù hợp, môi trường làm việc tiêu cực...
Cần đánh giá mức độ cao thấp của các nguyên nhân, có cải thiện được không, có đến mức phải tìm việc mới không. Chú ý tâm trạng hiện tại, bạn đang bình tĩnh hay bốc đồng và giận dữ. Nếu tâm trạng không tốt, không đủ sáng suốt, khoan nghĩ tới tìm việc mới. Chỉ tìm cơ hội mới khi bạn đã suy nghĩ thấu đáo, chắc chắn việc thay đổi là chính đáng, cần thiết.
So sánh mức lương. Tìm việc mới, bạn cần cân nhắc về lương cơ bản và thưởng xem chúng có tương xứng với năng lực, sự cống hiến của bạn so với công ty cũ không. Chưa kể còn phải xem xét các chế độ nghỉ phép, bảo hiểm...
Lương, thưởng thường là lý do dẫn đến quyết định tìm việc mới, nhất là khi chịu gánh nặng về tài chính. Các nghiên cứu chỉ ra bạn chỉ nên tìm việc mới khi mức lương cao hơn 15 - 20% so với hiện tại. Thấp hơn con số này, tài chính cũng sẽ cải thiện không đáng kể dù có việc mới.
Khả năng cân bằng công việc mới với cuộc sống. Chuyện nơi làm việc mới cách xa nhà bạn bao nhiêu cây số, công việc có đòi hỏi bạn đi công tác dài ngày không là điều quan trọng đấy! Nhất là khi bạn đã có gia đình và cần chăm sóc con cái.
Khối lượng công việc cũng là điều bạn phải cân nhắc. Thực tế có một số công ty thường xuyên yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Và dù làm việc ngoài giờ được bồi dưỡng thêm nhưng nếu chiếm quá nhiều quỹ thời gian, bạn cũng rất khó cân bằng cuộc sống.
Bạn có chấp nhận đánh đổi không? Đánh đổi là một trong những điều bắt buộc khi quyết định tìm cơ hội việc mới, cả được và mất. Công việc cho bạn cơ hội thăng tiến tốt đồng nghĩa bạn phải chấp nhận trách nhiệm lớn và áp lực cao.
Công việc mới cho bạn thu nhập cao hơn, bạn phải trả giá bằng thời gian và chất xám cho khối lượng công việc ấy. Nếu không cân nhắc kỹ lưỡng, có khi bạn rơi vào khủng hoảng với công việc mới và hối tiếc vì bỏ việc cũ.
Định hướng lộ trình công việc trong tương lai. Tránh rủi ro và bốc đồng khi tìm công việc mới, bạn nên thiết kế cho mình lộ trình sự nghiệp trong 3 - 5 năm, chia thành từng chặng nhỏ để có thể theo dõi và kiểm soát một cách khoa học.
Việc thiết kế lộ trình công việc trong tương lai giúp bạn làm chủ được các vấn đề phát sinh và chủ động ứng phó với những tình huống ngặt nghèo. Nhờ đó bạn sẽ không phải rơi vào cảnh thất nghiệp, trắng tay. Tìm cơ hội việc làm mới là quyết định quan trọng, càng phải cân nhắc kỹ càng.
Trái với việc gắn bó trung thành với một công ty và tìm cách lên chức, nhiều người đang đi tìm các cơ hội mới tại các bến đỗ mới. Nhưng nhảy việc sẽ giúp bạn tiến bộ hơn hay là tụt lùi? CareerBuilder gợi ý những góc độ mà bạn cần cân nhắc.
Xem thêm: mth.7464830172212202-ceiv-yahn-ihk-court-cahn-nac-5/nv.ertiout