vĐồng tin tức tài chính 365

Khắc phục những bất cập trong nghề nuôi chim yến ở Kiên Giang

2022-12-29 16:42

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, sản lượng yến sào thu hoạch năm 2022 của tỉnh ước khoảng 17,5 tấn, tăng 2,9% kế hoạch, tăng gần 2% so với năm 2021. Tỉnh hiện có hơn 2.450 hộ nuôi chim yến, với gần 3.000 nhà nuôi chim yến, tổng diện tích sàn nuôi hơn 730.630 m², tập trung trên địa bàn hai thành phố Rạch Giá và Hà Tiên, các huyện Châu Thành, Hòn Ðất, Kiên Lương…

Nhiều hộ nuôi chim yến ở thành phố Rạch Giá cho biết, sản phẩm yến sào thô tùy chất lượng có giá dao động 15-25 triệu đồng/kg, sản phẩm tổ yến tinh qua sơ chế 28 – 45 triệu đồng/kg.

Nghề nuôi yến của tỉnh Kiên Giang trên đà phát triển mạnh, nhất là trong 5 năm trở lại đây, đem lại nguồn thu nhập cao cho người nuôi trong phát triển kinh tế gia đình. Nhiều hộ dân đầu tư hàng tỷ đồng nuôi chim yến và thành lập cơ sở thu mua, sơ chế tổ yến, chế biến sản phẩm yến sào tinh đóng hộp, vừa tăng giá trị tổ yến trên thị trường, tăng thu nhập, vừa giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Kinh tế - Khắc phục những bất cập trong nghề nuôi chim yến ở Kiên Giang

Nghề nuôi yến của tỉnh Kiên Giang trên đà phát triển mạnh, nhất là trong 5 năm trở lại đây. Ảnh: Nguyên Anh/báo Lao Động

Tuy nhiên, nghề "hái lộc trời" này lại tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cần các giải pháp đồng bộ về quy hoạch vùng nuôi hợp lý, sản xuất chế biến, thị trường, xây dựng thương hiệu yến sào và những vấn đề liên quan khác để phát triển an toàn, bền vững, khai thác hiệu quả.

Đó là quy hoạch phát triển nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh chậm triển khai thực hiện, phát triển mang tính tự phát; nhà nuôi yến còn nhiều trong nội ô đô thị, gây ô nhiễm môi trường và tiếng ồn phát ra từ thiết bị dẫn dụ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Việc mua bán sản phẩm tổ yến chưa có thị trường ổn định, nhất là chưa có thị trường xuất khẩu chính ngạch, chủ yếu xuất sản phẩm thô qua đường tiểu ngạch nên chưa mang lại giá trị gia tăng cao và thị trường nội địa phần lớn mua bán tổ yến thô qua các đầu mối. Số lượng nhà nuôi tăng nhanh nhưng nhiều nhà không có yến vào làm tổ…

Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi, chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi và vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Để phát triển an toàn, bền vững và hiệu quả, nghề nuôi chim yến hiện nay cũng như về lâu dài, tỉnh Kiên Giang thực hiện quy hoạch vùng nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái môi trường tự nhiên, nghiêm cấm phát triển nuôi chim yến trong nội ô đô thị, khu dân cư kết hợp từng bước di dời cơ sở nuôi ra khỏi địa bàn đô thị.

Cụ thể, truyền tải thông tin đến các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi cập nhật, nắm bắt và nghiêm túc chấp hành. Thành lập các tổ thống kê số lượng, phân loại cơ sở chăn nuôi, lập biên bản ghi nhận hiện trạng, xác định mức hỗ trợ hoặc nhu cầu đào tạo, chuyển đổi nghề. Tổ chức cho các cơ sở đang hoạt động chăn nuôi tại các khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định tại Nghị quyết viết cam kết thực hiện di dời hoặc tháo dỡ (chuyển đổi nghề) theo đúng thời gian quy định.

Cấp tỉnh chọn địa bàn thành phố Rạch Giá làm điểm chỉ đạo, thực hiện, rút kinh nghiệm nhằm kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp, trình tự, thủ tục phù hợp yêu cầu thực tiễn. Cấp huyện, thành phố chọn 1 hoặc 2 đơn vị cấp xã làm thí điểm; các đơn vị cấp xã khác vẫn triển khai thực hiện di dời, chấm dứt hoạt động tự nguyện. Thời hạn hoàn thành trong quý I/2023.

UBND các huyện, thành phố lập kế hoạch, phấn đấu đạt lộ trình di dời, chấm dứt hoạt động chăn nuôi năm 2023 là triển khai trên toàn tỉnh, phấn đấu đạt khoảng 50% số cơ sở chăn nuôi buộc phải di dời hoặc chấm dứt hoạt động. Năm 2024 hoàn thành công tác di dời, chấm dứt hoạt động các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi. Năm 2025 giải quyết các tồn đọng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố thực hiện chế tài, xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi xây mới, cơi nới, mở rộng quy mô trong khu vực không được phép chăn nuôi. Những trường hợp chủ cơ sở cố tình xây dựng cơ sở chăn nuôi sau ngày nghị quyết có hiệu lực thì cương quyết xử lý, không thực hiện hỗ trợ.

Chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề đối với những trường hợp lao động chấm dứt chăn nuôi có nhu cầu chuyển đổi nghề, bố trí lồng ghép vào các chương trình dạy nghề nông thôn. Kiểm điểm trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn nếu để phát sinh mới cơ sở chăn nuôi, nhà nuôi chim yến tại khu vực không được phép chăn nuôi thuộc địa bàn quản lý.

Minh Hoa (t/h)

Xem thêm: lmth.646785a-gnaig-neik-o-ney-mihc-ioun-ehgn-gnort-pac-tab-gnuhn-cuhp-cahk/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khắc phục những bất cập trong nghề nuôi chim yến ở Kiên Giang”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools