Lớp học "Quán nhỏ vượt sóng to" của Gojek trao cơ hội cải thiện sinh kế cho các chủ cửa hàng vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
Các lớp học nằm trong khuôn khổ dự án "Quán nhỏ vượt sóng to", một sáng kiến toàn diện của Gojek nhằm hỗ trợ các cửa hàng vừa, nhỏ và siêu nhỏ cải thiện sinh kế nhờ chuyển đổi số.
Thông qua việc hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM, Gojek góp phần nâng cao kỹ năng cho các phụ nữ làm chủ, giúp họ tận dụng nền tảng thương mại điện tử để tiếp cận các cơ hội thu nhập mới.
Khởi nghiệp gian nan vì thiếu kỹ năng, công cụ hỗ trợ
Tại một trong các buổi học trong khuôn khổ chương trình, các học viên được chuyên gia từ Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM chia sẻ kiến thức về quản lý tài chính, bao gồm nhiều nội dung quan trọng như cách lập kế hoạch và tính toán chi phí, cách định giá bán phù hợp để có doanh thu tối ưu...
Xuyên suốt buổi học, các chị em được làm quen với nhiều ví dụ thực tiễn và được chỉ ra những lỗi sai cơ bản dẫn đến kinh doanh thua lỗ.
Đăng ký chương trình thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM, chị N.T.B.Phượng (quận Tân Bình) hào hứng đến buổi học vì đang ấp ủ kế hoạch mở quán trên app.
Nữ học viên tiết lộ bản thân vẫn gặp nhiều khó khăn vì chưa có kiến thức nền tảng về quản lý thu chi và cách vận hành kinh doanh. Qua buổi học, chị cảm thấy tự tin hơn khi biết cách kiểm soát một cách khoa học các loại chi phí.
Chị chia sẻ: "Trước giờ tôi không có nhiều kiến thức kinh doanh, mọi thứ đều làm theo đánh giá chủ quan, nghĩ sao làm vậy. Học xong, tôi nhận ra có những bài học rất hữu ích mà mình chưa biết đến như: tính toán chi phí giá vốn, chi phí hoạt động…".
Đồng cảm với chị Phượng, học viên L.T.Phi (quận 10) cho biết trước giờ chị rất "cảm tính" trong chi tiêu nên hay thua lỗ. Nghe tin có lớp học miễn phí về các kỹ năng giúp vận hành kinh doanh hiệu quả, chị lặn lội từ quận 10 đến quận Tân Phú để dự chương trình.
Chị Phi hy vọng tích góp kiến thức để không chỉ cải thiện công việc kinh doanh mà còn có thể chia sẻ thêm với các con, chị em hàng xóm đang muốn khởi nghiệp.
Chị Phi bộc bạch: "Hồi xưa, tôi toàn tính theo cách của mình, không có công thức gì hết. Giờ được tham dự khóa học từ thầy, tôi thấy mình tự tin hơn. Làm gì cũng vậy, phải bài bản mới ổn, chứ tự nghĩ ra cách tính, mình nghĩ không thấu đáo nên có khi chỉ lấy công làm lời, không có đồng lương cho chính mình. Học xong mình biết và lưu ý để kiểm soát chi tiêu để không bị lỗ. Tính ra, sau bữa học tôi thấy mình tính ngon lành hơn hồi xưa nhiều".
Dù đã kinh doanh đồ đông lạnh trên mạng xã hội nhiều năm nhưng chị N.T.N.Lý (quận Bình Tân) vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận người tiêu dùng. Chị Lý cho biết chị chủ yếu đăng bán sản phẩm lên các trang mạng, rất nỗ lực chạy quảng cáo nhưng số lượng đơn đặt hàng không cao.
Việc giao hàng cũng là vấn đề lớn khi chị phải tự đi giao để tiết kiệm chi phí nhưng lại tốn thời gian, công sức.
Do vậy khách hàng của chị Lý đa phần là người quen chứ chưa thể mở rộng sang đối tượng khác. "Tìm đến lớp học, tôi hy vọng có thể tìm được một kênh bán hàng trực tuyến khác hiệu quả hơn, vừa có thể giúp tôi tiếp cận được thêm nhiều khách hàng để tăng thu nhập, lại vừa đỡ vất vả khâu giao nhận", chị Lý chia sẻ.
Đa lợi ích nhờ chuyển đổi số thông minh
Không chỉ được trang bị kiến thức về quản lý tài chính, 200 học viên tham gia lớp học thuộc dự án "Quán nhỏ vượt sóng to" của Gojek còn được trang bị kỹ năng quản lý đơn hàng, quản lý doanh thu trên ứng dụng Gobiz hay kỹ năng chụp ảnh món ăn.
Còn chị L.T.Phi cho biết sẽ sớm quay lại công việc bán buôn, nhưng lần này sẽ tập trung kinh doanh trực tuyến vì nhận thấy nhiều tiềm năng khi mở cửa hàng trên app.
"Tôi tính sẽ mở quán cà phê qua app. Buôn bán kiểu này tiện hơn nhiều, vừa có nhiều khách biết đến hơn, vừa tiết kiệm thời gian giao hàng và các chi phí như mặt bằng, thuê nhân viên. Trước đây, tôi từng mở quán ăn bán tại chỗ và gặp nhiều vấn đề, từ tiền mặt bằng, chi phí thuê nhân viên, mệt mỏi lắm", chị Phi tâm sự.
Dự án "Quán nhỏ vượt sóng to" của Gojek tạo ra nhiều tác động tích cực trong cộng đồng nói chung, cũng như cho những người đang có ý định khởi nghiệp kinh doanh nói riêng.
Cùng với đó, các học viên có thể truy cập thư viện thông tin trực tuyến do Gojek xây dựng để tìm hiểu thêm về cách xác định khách hàng mục tiêu, chính sách định giá đến phương pháp quản lý nguyên vật liệu, marketing, quy trình đóng gói, giao hàng… từ đó bắt tay vào việc bán hàng và duy trì hoạt động kinh doanh ổn định.
Chị N.T.B.Phượng cho biết việc bán hàng qua app sẽ giúp chị giải quyết bài toán "đau đầu" về chi phí hoạt động. Hơn hết, việc đặt đồ ăn online hiện rất phổ biến, dễ thực hiện, tiện dụng và tiết kiệm chi phí nên kinh doanh trực tuyến lại càng có tiềm năng.
Chị Phượng nói: "Thời buổi bây giờ, tôi thấy đa số kinh doanh trực tuyến là nhiều. Người bán không cần phải thuê mặt bằng hoành tráng, chỉ cần bán trước cửa nhà, bán trong hẻm… vẫn có khách. Tôi muốn chuyển sang bán hàng qua nền tảng giao nhận đồ ăn trực tuyến như GoFood để có thể kiếm thêm khách hàng vì cửa hàng nằm trong hẻm, chỉ bán được lai rai thôi".
Tại buổi lễ ký kết hợp tác giữa Gojek và Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM, bà Trần Thị Phương Hoa - ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM - cho biết: "Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình nhưng còn gặp không ít rào cản trong quá trình chuyển đổi số.
Do vậy, các giải pháp hỗ trợ toàn diện để giúp họ có thể thích ứng nhanh với bối cảnh mới khi nền kinh tế đang phục hồi là hết sức cần thiết".
Cũng theo bà Phương Hoa, Hội Liên hiệp Phụ nữ đánh giá cao sáng kiến của Gojek trong việc hỗ trợ các cửa hàng kinh doanh ăn uống có thể từng bước chuyển đổi số để tiến tới cải thiện sinh kế, qua đó tạo ra tác động tích cực trong cộng đồng nói chung và cho các chị em phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nói riêng.
Thông qua việc hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM, Gojek đã cùng với các đối tác đào tạo kỹ năng kinh doanh cho 200 chị em phụ nữ đang làm chủ các cửa hàng vừa, nhỏ và siêu nhỏ, tập trung vào các chủ đề lập kế hoạch tài chính, quản lý kinh doanh và cách vận hành một cửa hàng trực tuyến.
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, các học viên có thể bắt tay vào xây dựng một cửa hàng kinh doanh ẩm thực của riêng họ trên GoFood - nền tảng giao đồ ăn trực tuyến của Gojek, để có thể tiếp cận hàng triệu người đang sử dụng ứng dụng Gojek tại Việt Nam.
Gojek sẽ góp phần thúc đẩy hành trình kinh doanh trực tuyến của các cửa hàng này thông qua các chương trình hỗ trợ dành riêng cho từng cửa hàng, các hoạt động truyền thông tiếp thị cùng các đãi ngộ về phí dịch vụ.
Xem thêm: mth.34734653103212202-os-iod-neyuhc-ohn-peihgn-iohk-un-uhp-ort-oh-kejog/nv.ertiout