vĐồng tin tức tài chính 365

Sếp ngân hàng ngoại hoạt động 150 năm ở Việt Nam: “Đã đi vòng quanh thế giới nhưng tôi có những trải nghiệm gần như khôn

2022-12-31 08:50
Ông Tim Evans trở thành một “banker” từ những năm 20 tuổi nhưng đã gắn bó với HSBC trong cả sự nghiệp của mình, với gần 30 năm tận tâm cống hiến. Với những kinh nghiệm có được trong suốt những năm làm việc và công tác ở nhiều quốc gia trên thế giới, ông nhận định nền kinh tế Việt Nam sẽ vươn xa hơn nữa và có triển vọng rất khả quan về cả trung cũng như dài hạn.
Sếp ngân hàng ngoại hoạt động 150 năm ở Việt Nam: “Đã đi vòng quanh thế giới nhưng tôi có những trải nghiệm gần như không tưởng ở Việt Nam!” - Ảnh 2.

Được biết, ông đã gắn bó với HSBC gần 30 năm. Tại sao ông lại lựa chọn làm việc ở một doanh nghiệp lâu đến vậy? Có khi nào ông cảm thấy “chán” và muốn “nhảy việc”?

Khi mới vào làm việc ở HSBC, tôi đang sống ở Anh và để đảm nhận vị trí mới tôi đã phải đến Hồng Kông (Trung Quốc), khi mới chỉ hơn 20 tuổi. Tôi cố gắng làm việc trong 5 năm và cứ để mọi thứ tự nhiên diễn ra, xem công việc của mình rồi sẽ đi đến đâu. Nhưng cuối cùng thì tôi đã làm việc ở HSBC suốt 30 năm - một điều mà chính bản thân tôi cũng chưa từng nghĩ đến.

Tôi không hề cảm thấy chán khi làm việc ở HSBC vì tôi đã làm rất nhiều công việc cũng như vị trí khác nhau, và ở nhiều quốc gia, thành phố khác nhau. Tôi bắt đầu ở Hong Kong, sau đó tôi đến UAE, rồi đến Thái Lan, Malaysia. Sau khi quay trở lại Hồng Kông, tôi nhận việc ở Iran và lại chuyển đến Pháp, Mỹ, Dubai và từ Hồng Kông tôi đến với Việt Nam.

Bạn thấy đấy, tôi đã làm việc ở rất nhiều quốc gia, trải nghiệm rất nhiều nền văn hoá nên dù chỉ gắn bó với HSBC thì rõ ràng là tôi chẳng khác gì đã làm việc ở một loạt doanh nghiệp khác nhau. Mọi người thường “nhảy việc” là vì họ muốn tìm kiếm những trải nghiệm mới hay làm một điều gì đó khác đi. Còn tôi có được toàn bộ những “mong muốn” ấy chỉ ở đúng một nơi làm việc. Bởi thế, tôi cảm thấy mình cực kỳ may mắn khi có cơ hội này.

HSBC là ngân hàng nước ngoài hoạt động lâu đời nhất ở Việt Nam, với hơn 150 năm, ông có thấy áp lực khi đảm nhiệm vị trí lãnh đạo hay không?

Thực ra thì tôi là người chủ động “nộp đơn” cho vị trí này. Ở HSBC, tất cả mọi người đều phải đi theo đúng trình tự, tức là ứng cử cho các vị trí và tham gia các cuộc phỏng vấn. Đặc biệt là với chức CEO, chúng tôi phải làm một bài kiểm tra năng lực ứng viên đặc biệt thực hiện bởi một bên thứ 3.

Lý do tôi lựa chọn vị trí này là vì tôi đã làm việc ở 10 quốc gia châu Á, trong đó có cả Việt Nam. Và điều tôi yêu thích ở quốc gia này là nguồn năng lượng dồi dào, văn hoá ẩm thực đa dạng và cả những cơ hội mà tôi có được.

Ông từng có một thời gian dài “đi vòng quanh thế giới”, công tác ở Mỹ, châu Âu, Trung Đông và châu Á, đâu là địa điểm mà ông ấn tượng nhất, về môi trường làm việc, lối sống cũng như con người?

Có thể nói là mỗi nơi tôi từng làm việc đều có những điều thú vị và cả thách thức riêng. Bạn thấy đấy, cuộc sống là như vậy mà, không có gì là hoàn hảo cả. Và tôi thấy hài lòng ở mỗi nơi tôi từng đến, từng làm việc.

Tôi nghĩ khó khăn lớn nhất cũng như không thể đoán trước mà tôi từng trải qua đó là thời điểm Covid-19 bùng phát. Mọi nơi đều phải chứng kiến cuộc khủng hoảng tương tự, nhưng một điều khiến tôi thực sự ấn tượng đó là cách Việt Nam vượt qua những “cơn gió ngược”. Đó là cái mà tôi không thấy nơi nào có được. Mọi người đều giữ tinh thần rất lạc quan và quan trọng là ai cũng quan tâm, chia sẻ với nhau.

Sếp ngân hàng ngoại hoạt động 150 năm ở Việt Nam: “Đã đi vòng quanh thế giới nhưng tôi có những trải nghiệm gần như không tưởng ở Việt Nam!” - Ảnh 3.

Hơn nữa, tôi yêu thích những trải nghiệm mình đang có ở Việt Nam, tôi thấy mình và các đồng nghiệp nơi này thực sự có sự kết nối với nhau. Dù có những thách thức do Covid nhưng tôi và các đồng nghiệp vẫn có thể cùng nhau vượt qua.

Vậy, theo ông, Việt Nam có những điểm khác biệt gì mà nơi khác không có?

Yếu tố đầu tiên, hiển nhiên nhất đó chính là con người Việt Nam. Các nhân viên của HSBC có độ tuổi trung bình là khoảng 29-30, với hơn 70% là nữ. Bạn thấy đấy, với đội ngũ như vậy, tôi đánh giá rất cao sức trẻ, năng lượng và yêu thích sự hài hước của họ, cũng như cách họ kết nối với cộng đồng. Thế nên tôi rất vui vì là một phần của môi trường trẻ trung và năng động này.

Ngoài ra, tôi cũng trân trọng những cơ hội về kinh tế, ý tôi là việc được chứng kiến sự hồi phục ấn tượng của Việt Nam sau Covid với đà tăng trưởng mạnh mẽ. Và trong cả năm nay, Việt Nam sẽ nằm trong top những nền kinh tế có thành tích tốt nhất ở châu Á. Trong 10-15 năm tới, triển vọng của Việt Nam cũng cực kỳ lạc quan.

Một lý do khác thu hút tôi đến với Việt Nam chính là ẩm thực đa dạng, từ miền Bắc cho đến miền Nam nơi nào cũng có đồ ăn ngon. Cũng không thể không kể đến cảnh đẹp với những bãi biển dài bất tận, ở bất kỳ miền nào tôi cũng có thể đến một nơi như vậy. Việt Nam chắc chắn là một điểm đến cực kỳ thú vị và hấp dẫn ở thời điểm hiện tại và thậm chí là 10 năm tới.

Sếp ngân hàng ngoại hoạt động 150 năm ở Việt Nam: “Đã đi vòng quanh thế giới nhưng tôi có những trải nghiệm gần như không tưởng ở Việt Nam!” - Ảnh 4.

HSBC là ngân hàng nước ngoài đầu tiên vào Việt Nam (từ hơn 150 năm trước). Từ năm 1870 đến nay, kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đã có những thay đổi rất lớn. Trên cương vị CEO HSBC, ông nhận định thế nào về sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam nếu gắn với lịch sử hoạt động của HSBC tại đây?

Để nhìn lại, tôi thấy Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài với quá trình tăng trưởng mạnh mẽ. HSBC tự hào vì đã đồng hành với Việt Nam trong suốt hơn 150 năm qua.

Là một ngân hàng nước ngoài, tôi nghĩ chúng tôi có trách nhiệm phải làm việc và tạo một hệ thống hiệu quả để hỗ trợ Việt Nam thành công trong việc đạt được những cột mốc quan trọng. Chúng tôi đến đây không chỉ để kinh doanh, kiếm lợi nhuận mà còn là hỗ trợ Việt Nam thực hiện nhiều mục tiêu.

HSBC rất tích cực trong việc thúc đẩy những dự án xanh và là một trong số ít các ngân hàng cam kết cung cấp hỗ trợ thu xếp đến 12 tỷ USD vốn cho các dự án xanh tại Việt Nam đến năm 2030.

Chúng tôi cũng hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện những đợt IPO, phát hành trái phiếu xanh và là đồng tư vấn tài chính bền vững và đồng bảo lãnh, thu xếp vốn và dựng sổ, cấu trúc và cung cấp giải pháp tài chính cạnh tranh cho cả Vingroup và VinFast.

Theo ông thị trường vốn ở Việt Nam đã phát triển đến đâu?

Việt Nam chính là một ví dụ rõ ràng về câu chuyện tăng trưởng, tức là vẫn cần tiếp tục mở rộng thị trường vốn để giúp các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, thu hút nguồn vốn từ các tổ chức đầu tư. Nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đóng vai trò quan trọng, song đây là nhóm cần phải nâng cao nhận thức để họ hiểu rõ họ đang mua loại tài sản như thế nào.

Ngoài ra, khi quan sát tất cả các quốc gia khác, chúng ta có thể thấy rõ thị trường vốn đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn. Và tôi nghĩ rằng sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam sẽ tiếp tục được mở rộng và đóng góp vào đà tăng trưởng kinh tế đặc biệt là khi lĩnh vực này được quản lý hiệu quả.

Một khách hàng cá nhân như tôi thì biết đến HSBC nhiều nhất qua dịch vụ thẻ tín dụng. Trong lĩnh vực này, Việt Nam liệu có phải là 1 thị trường nhiều tiềm năng?

Chắc chắn là có rồi. Theo dự báo của HSBC, đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành 1 trong 10 thị trường tiêu dùng lớn nhất trên toàn cầu. Việt Nam có khoảng 98 triệu dân và tầng lớp trung lưu ngày càng đông đúc chính là chìa khoá, động lực thúc đẩy sự tăng trưởng cho nền kinh tế.

Và tất cả đều mong muốn được sử dụng những sản phẩm tài chính hoàn chỉnh, một trong số đó chính là thẻ tín dụng. HSBC hiện đã phát hành khoảng 45.000 thẻ và tôi tin rằng lĩnh vực này sẽ được mở rộng đáng kể.

HSBC đã rất nhiều lần đánh giá cao về cơ hội tăng trưởng của Việt Nam, vậy kinh tế Việt Nam có cơ hội cũng như thế mạnh ra sao trong bối cảnh lạm phát và lãi suất toàn cầu đang tăng cao?

Đánh giá của chúng tôi được đưa ra bởi 5 yếu tố là động lực chính cho nền kinh tế Việt Nam.

Đầu là tiên là dòng vốn FDI, Việt Nam đã đón nhận 30-40 tỷ USD/năm, đây là con số khá ấn tượng khi xét đến tỷ trọng trong GDP. Và khoảng 80% của “động lực” này đến từ ngành sản xuất - lĩnh vực thúc đẩy là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Do Trung Quốc có những quy định phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách di dời địa điểm sản xuất và trong quá trình đó thì thị trường mà họ chú ý nhiều nhất là Việt Nam.

Sếp ngân hàng ngoại hoạt động 150 năm ở Việt Nam: “Đã đi vòng quanh thế giới nhưng tôi có những trải nghiệm gần như không tưởng ở Việt Nam!” - Ảnh 5.

Sau đó là sự phát triển của các doanh nghiệp Việt, ví dụ như VinFast với kế hoạch bán xe ở Mỹ. Chúng ta đang chứng kiến các doanh nghiệp Việt đang trở nên lớn mạnh hơn, hoàn thiện hơn.

Một yếu tố thúc đẩy khác đó là người tiêu dùng. Như tôi đã nói, thị trường tiêu dùng của Việt Nam sẽ nằm trong top 10 thế giới, theo đó lớn hơn cả thị trường Đức, Anh, Thái Lan. Động lực đối với thị trường tiêu dùng đó là tầng lớp trung lưu ngày một lớn mạnh.

“Chìa khóa” thứ 4 là chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Chính phủ Việt Nam cần chi tiêu mạnh mẽ cho lĩnh vực này để nền kinh tế có thể tăng trưởng ổn định và đặc biệt là chú trọng đến các cơ sở hạ tầng “xanh”.

Trong bối cảnh khó khăn như hiện tại, thì người tiêu dùng ở các thị trường lớn như Mỹ, EU và Anh sẽ giảm chi tiêu. Song, Việt Nam sẽ vượt qua được những trở ngại đó vì có một chính phủ ổn định, đồng nội tệ ít biến động, cùng việc tham gia khoảng 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Một điều quan trọng nữa là người Việt Nam cực kỳ chăm chỉ, rất kiên cường và có tinh thần ham học hỏi.

Theo quan sát của ông, đại dịch Covid-19 đã thay đổi Việt Nam như thế nào?

Tôi nghĩ là Covid đã thay đổi cả thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Trước Covid, rất hiếm khi chúng ta thấy có người làm việc từ xa, đặc biệt là ngành ngân hàng của chúng tôi. Nhưng giờ đây, các công ty, tổ chức có thể có tới 25% nhân viên đang làm việc ở nhà. Điều này cho thấy chúng ta đang đặt niềm tin vào các đồng nghiệp của mình, khi không cần phải gặp trực tiếp cũng có thể làm việc hiệu quả.

Một điều nữa là Covid còn giúp môi trường trở nên sạch hơn. Bạn có thể xem video trên YouTube về những vùng biển không còn rác, không khí trong lành hơn vì có ít phương tiện di chuyển. Đó cũng là thời điểm mà chúng ta chú ý nhiều hơn tới môi trường, thay vì khi nào cũng chỉ nghĩ đến tăng trưởng kinh tế.

Sếp ngân hàng ngoại hoạt động 150 năm ở Việt Nam: “Đã đi vòng quanh thế giới nhưng tôi có những trải nghiệm gần như không tưởng ở Việt Nam!” - Ảnh 6.

HSBC gần đây đã trao đổi biên bản ghi nhớ (MOU) chương trình hợp tác về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) với Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT), nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt các mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Điều này có ý nghĩa như thế nào với HSBC nói riêng và Việt Nam nói chung?

HSBC hoạt động ở 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, nhờ đó chúng tôi được “tiếp xúc” với những hành động của các chính phủ, NHTW, doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các chương trình nghị sự về chuyển đổi năng lượng xanh.

Với việc ký kết MOU với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, chúng tôi muốn cùng Việt Nam thực hiện mục tiêu chuyển đổi xanh như những gì các thị trường khác đang làm bằng cách chia sẻ những thông tin mà chúng tôi có. Từ đó, chính phủ Việt Nam có thể lựa chọn đâu là cách phù hợp và hiệu quả nhất để áp dụng.

HSBC đã làm những gì để bắt kịp xu hướng chuyển đổi xanh?

Chúng tôi là một trong những doanh nghiệp thực hiện xu hướng này nhanh nhất. HSBC là ngân hàng thứ 3 trên thế giới cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính lên đến hàng nghìn tỷ USD cho các kế hoạch liên quan đến chuyển đổi xanh.

Sếp ngân hàng ngoại hoạt động 150 năm ở Việt Nam: “Đã đi vòng quanh thế giới nhưng tôi có những trải nghiệm gần như không tưởng ở Việt Nam!” - Ảnh 7.

Điều quan trọng là chúng ta phải thay đổi từ những thứ nhỏ nhất. Ví dụ ngay như nhà tôi có một tấm năng lượng mặt trời được đặt trên tầng cao nhất. Ở HSBC, vào giờ nghỉ trưa thứ Sáu hàng tuần, chúng tôi cùng nhau tắt đèn để tiết kiệm điện.

Ngoài ra, toàn bộ thẻ ATM, thẻ tín dụng của HSBC và cả danh thiếp của tôi đều làm từ nhựa, giấy tái chế. Chúng tôi cũng hạn chế nhất có thể việc di chuyển nhằm giảm thiểu dấu chân carbon. HSBC đã triển khai sản phẩm tiền gửi xanh, đảm bảo khoản tiền nhàn rỗi của khách hàng sẽ được đầu tư vào các dự án và sáng kiến thân thiện với môi trường.

Theo ông, Việt Nam nên làm gì để phát triển trong quá trình hướng đến việc chuyển đổi xanh?

Với quan điểm của tôi thì phát triển và chuyển đổi xanh không phải là lựa chọn 1 trong 2. Tôi nghĩ là nếu chọn chuyển đổi xanh thì chúng ta sẽ phát triển nhanh hơn.

Hãy nhìn vào trường hợp của LEGO, họ đã xây dựng nhà máy “xanh” sản xuất đồ chơi ở Bình Dương. Câu chuyện ở đây là, một doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư để phát triển một nhà máy như vậy là vì quốc gia đó sẵn sàng nắm bắt, theo đuổi mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Người tiêu dùng cũng đang có nhu cầu đối với hoạt động này, họ muốn mua những sản phẩm được sản xuất mà không có hại cho môi trường. Các nhà quản lý cũng như nhà đầu tư đang đặt ra những yêu cầu tương tự. Ví dụ như các nhân viên của tôi cũng muốn được làm việc trong một tổ chức nhận thức rõ đâu là giải pháp hiệu quả đối với biến đổi khí hậu.

Việt Nam đã đặt ra cam kết phát thải ròng bằng 0 tại Hội nghị COP26, theo tôi thì quá trình này sẽ có thách thức nhưng vẫn là một mục tiêu hoàn toàn khả thi. Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Các nghiên cứu của World Bank đã chỉ ra rằng mực nước biển dâng cao hơn 1 mét sẽ ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người Việt Nam, họ sẽ mất nhà, mất đi công việc và cả vườn, ruộng.

Bởi vậy, “go green” sẽ đồng nghĩa với việc chúng ta có nhiều cơ hội để tăng trưởng hơn.

Cảm ơn ông!  

Chi Lan
Hải An
NVCC

Xem thêm: nhc.58884822013212202-man-teiv-o-gnout-gnohk-uhn-nag-meihgn-iart-gnuhn-oc-iot-gnuhn-ioig-eht-hnauq-gnov-id-ad-man-teiv-o-man-051-gnod-taoh-iaogn-gnah-nagn-pes/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sếp ngân hàng ngoại hoạt động 150 năm ở Việt Nam: “Đã đi vòng quanh thế giới nhưng tôi có những trải nghiệm gần như khôn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools