Theo nguồn tin của FT , Liên minh châu Âu (EU) đã nhập khẩu tổng cộng 17,8 tỷ m3 khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga từ tháng 1 đến tháng 9/2023.
Theo Dữ liệu từ Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng, khoảng 21% lượng khí đốt này được chuyển đến các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Bangladesh.
Trong đó, lượng LNG của Nga được vận chuyển giữa các tàu chở dầu ở Bỉ, Pháp và Tây Ban Nha rồi chuyển cho các quốc gia khác. Các cảng ở cả 3 quốc gia EU này tiếp tục tiếp nhận lượng khí đốt Nga từ nhà máy LNG Yamal ở Bắc Cực. So với các quốc gia EU khác, các cảng Zeebrugge ở Bỉ và Montoir-de-Bretagne ở Pháp là nơi tiếp nhận nguồn LNG lớn nhất từ Nga trong năm nay.
Sau khi EU áp đặt những lệnh trừng phạt mạnh tay lên Nga khi xung đột bùng phát ở Ukraine, hoạt động vận chuyển và nhập khẩu năng lượng từ Nga sang phương Tây đã bị hạn chế.
Tuy nhiên, các nước EU vẫn tiếp tục mua khối lượng LNG kỷ lục từ Nga, bất chấp cam kết về việc "cai nghiện" năng lượng Nga từ các thành viên liên minh này. Trong đó, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ nằm trong số quốc gia tăng mạnh lượng mua LNG của Nga.
Amund Vik, cựu Thứ Bộ trưởng Năng lượng Na Uy cho biết, chính phủ các nước EU đã bị ràng buộc, “khó có thể hạn chế việc xuất khẩu LNG của Nga sang nơi khác”.
Quan chức chính phủ Nga mới đây cũng cho biết nước này vẫn bán hầu hết sản lượng dầu với giá cao hơn mức trần 60 USD/thùng do phương Tây áp đặt hồi tháng 12/2022.
Theo đó, ông Vladimir Furgalsky, quan chức Bộ Năng lượng Nga, thông tin trong một cuộc thảo luận bàn tròn tại Thượng viện Nga rằng: “Ngay cả những quốc gia không thân thiện cũng phải thừa nhận cái gọi là mức giá trần với dầu Nga đã không có tác dụng. Hơn 99% lượng dầu được giao dịch cao hơn mức trần 60 USD/thùng".
Xem thêm: nhc.469240460102132881-agn-ut-aum-tod-ihk-ial-nab-ue-coun-cac/nv.fefac