Tận dụng trái thanh long làm tinh bột, sử dụng nấm bào ngư làm snack ít calo, nui khoai mỡ ăn liền, màng bọc thực phẩm từ khoai mỡ, tinh chất dưỡng da từ lá vọng… là những đề tài được các bạn sinh viên nghiên cứu với mong muốn tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong đời sống hằng ngày và hỗ trợ người nông dân.
Với 35 đề tài, các bạn sinh viên đã đưa ra nhiều giải pháp công nghệ trong chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
Thấy người nông dân trồng thanh long bị ứ đọng hàng hóa vì không bán được, nhóm sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm đã nghĩ ra ý định chế tạo tinh bột từ thanh long.
Bạn Nguyễn Ngọc Thuyết (sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm) bộc bạch: "Chúng tôi muốn tạo ra công nghệ để giải quyết vấn đề này cho nông dân. Sản phẩm bột nguyên liệu từ thanh long do được sấy trong nhiệt độ thấp nên còn giữ được dinh dưỡng, có thể làm bánh, làm mì. Chỉ cần để trong túi hút ẩm thì có thể sử dụng lâu dài".
Bạn Nguyễn Thị Thanh Tú (sinh viên khoa Công nghệ thực phẩm) chia sẻ: "Nền nông nghiệp Việt Nam diện tích trồng lúa nhiều nên chúng tôi làm ra bột gạo có có tinh bột kháng giúp năng giá trị sản phẩm gạo.
Sản phẩm còn có thể hỗ trợ người thừa cân, người có bệnh về dạ dày. Dự tính trong tương lai nhóm mong muốn hướng tới sản xuất bột nhiều hơn cho những ai có nhu cầu".
Bạn Trâm Anh (sinh viên ngành Đảm bảo chất lượng) cho biết nhóm nhận thấy sau dịch COVID-19 thị trường nông sản có nhiều biến động, đặc biệt là sản phẩm nấm bào ngư khó xuất ra thị trường, vì thế nhóm đã nghiên cứu và cho ra sản phẩm snack nấm bào ngư.
"Với 1 gói snack thì chỉ có 90 calo, tốt cho sức khoẻ giảm cholesterol, cải thiện đường huyết, có khả năng chống oxy hoá, cải thiện chức năng của não. Chúng tôi sản xuất 10kg nấm tươi bằng phương pháp chiên chân không thì sẽ hao hụt khoảng 1kg ở đầu ra thành phẩm.
Nếu đưa ra thị trường sản phẩm có giá 25.000 đồng/bịch. Nhóm đang nghiên cứu để hoàn thiện thêm nhiều hương vị khác nhau" - Trâm Anh nói.
Thầy Lê Nguyễn Đoan Duy - trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, Trường đại học Công Thương TP.HCM - nhận xét: "Chất lượng các đề tài càng phát triển, kích thích đam mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Thêm nhiều đề tài có giá trị đưa nghiên cứu gần với cuộc sống vì có tính ứng dụng cao".
Giáo sư K. David Harrison, Phó hiệu trưởng Đại học VinUni, đã đưa sinh viên từ Hà Nội vào tận Kon Tum ăn ở, làm việc cùng đồng bào dân tộc Ba Na để tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa.