vĐồng tin tức tài chính 365

Từ cậu bé Điện Biên đến giảng viên đại học ở Mỹ

2023-12-04 06:24
PGS.TS Vũ Tiến Hồng (bìa trái) trao đổi với học viên cao học khóa 1 ngành báo chí Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP.HCM - Ảnh: M.G

PGS.TS Vũ Tiến Hồng (bìa trái) trao đổi với học viên cao học khóa 1 ngành báo chí Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP.HCM - Ảnh: M.G

PGS.TS Vũ Tiến Hồng đã công bố gần 40 bài báo khoa học về lĩnh vực báo chí truyền thông. Thỉnh thoảng ông về Việt Nam nói chuyện với học viên sau đại học ở các trường, trao đổi học thuật...

Nghề chọn người

* Khi còn trẻ, ông có từng nghĩ mình sẽ đi Mỹ làm giảng viên không?

- Tôi sinh ra và lớn lên ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Cuối những năm 1980 đầu 1990, đó là vùng rất hẻo lánh. Cho đến khi hết THPT, tôi vẫn chưa được học tiếng Anh vì trên đó không có giáo viên. Thế nên mãi đến khi học xong đại học, đi làm nhiều năm, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ đi Mỹ nói gì đến việc làm giảng viên ở đại học Mỹ.

* Vậy cơ duyên nào đưa ông làm giảng viên đại học Mỹ?

- Năm 1995, sau khi tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ học, công việc tôi tìm được đầu liên là phóng viên, rồi đi làm kinh doanh, tư vấn, tổ chức các khóa dạy tiếng và văn hóa Việt cho người nước ngoài, làm cho Đại sứ quán Úc tại Hà Nội...

Nói chung giai đoạn này tôi làm rất nhiều công việc khác nhau rồi sau đó lại quay về làm cho một tờ báo điện tử. Làm báo điện tử một thời gian, tôi chuyển qua làm cho Hãng tin AP. Tôi không học báo chí nên có những câu hỏi về nghề báo mà lúc đó tôi không trả lời được.

Làm cho AP được 3 năm, tôi quyết định dừng lại và đi học để tìm câu trả lời. Tôi nhận được học bổng Fulbright năm 2009 với dự định học xong sẽ quay lại làm báo. Thế nhưng có những ngã rẽ mình không lường trước được, không theo dự tính ban đầu.

Chương trình đã gửi tôi đến học tại Đại học Kansas - một đại học nghiên cứu ở Mỹ. Sau khi hoàn thành thạc sĩ, tôi nhận được học bổng tiến sĩ tại Đại học Texas ở Austin. Năm 2015, tôi hoàn thành tiến sĩ và ứng tuyển vị trí giảng viên ở các đại học Mỹ. Hai trường chấp nhận, trong đó có Đại học Kansas, và tôi làm việc ở đó đến nay.

* Ông nói hết THPT vẫn chưa học tiếng Anh. Vậy ông đã học tiếng Anh như thế nào để đủ điều kiện du học Mỹ?

- Tới cuối năm 3 đại học, tôi mới học tiếng Anh ở trung tâm bên ngoài. Tốt nghiệp đại học, tôi có chứng chỉ B tiếng Anh. Khi ra trường, vừa làm báo, tôi vừa dạy kèm tiếng Việt cho người nước ngoài. Đó là cách để có thêm thu nhập, vừa có thể học tiếng Anh. Tôi học tiếng Anh theo kiểu thực hành như vậy. Dần dần tiếng Anh tốt lên.

Với tôi, tiếng Anh dù học muộn nhưng nó mở ra cho mình cả thế giới. Tôi không đến lớp học tiếng Anh nên chật vật lắm. Bằng B không đủ để giúp mình giao tiếp nên mình nói họ không hiểu, họ nói mình cũng ú ớ. Lúc đó tôi toàn phải viết ra. Đi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thì thường xuyên phải mang từ điển to đùng.

Mình học tiếng Anh viết chủ yếu bằng cách đọc báo. Mình thường bắt buộc bản thân là có những ngày chỉ đọc báo tiếng Anh. Rồi dán đầy những cái sticker ở chỗ đánh răng, cạnh giường ngủ để xung quanh mình toàn tiếng Anh hết.

Mình bắt buộc mình phải đọc sách tiếng Anh, mới đầu đọc cứ u u mê mê vì quá nhiều từ mới nhưng dần dần mình đọc nhanh hơn, học luôn cách viết qua việc đọc. Tiếng Anh giúp mở ra cho mình những cái nhìn khác, cũng thấy đổi cơ hội làm việc của mình.

* Gắn bó nghề giáo 8 năm, ông thấy nghề này thế nào?

- Ở quê tôi ngày trước, người ta chỉ nói đến các nghề phổ biến như giáo viên, bác sĩ hay bộ đội. Nghề giáo đòi hỏi sự mô phạm, nghiêm túc. Tôi thích đùa giỡn nên cảm thấy mình không hợp và cũng chưa từng có ý niệm sẽ làm giáo viên.

Lúc đó tôi thích làm nhà văn nên mới thi vào khoa văn, sau đó chuyển qua ngành ngôn ngữ. Nghề giáo đã chọn mình chứ ban đầu mình không chọn nghề giáo.

Tuy nhiên, qua thời gian làm nghề, tôi lại cảm thấy càng thích nghề này. Tôi yêu nghề báo vì sự phóng khoáng. Được dạy các bạn làm báo về nghề lại càng thích.

Tôi dạy cho các bạn kỹ năng làm báo, khuyến khích các bạn đọc nhiều, nghiên cứu nhiều. Điều này giúp mình có cái nhìn tổng quan về báo chí, có thể trả lời và lý giải những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp.

PGS.TS Vũ Tiến Hồng (cầm hoa) trong một buổi thảo luận với học viên sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh: NVCC

PGS.TS Vũ Tiến Hồng (cầm hoa) trong một buổi thảo luận với học viên sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh: NVCC

Giảng viên ở Việt Nam dạy quá nhiều

* Ông thấy giáo dục đại học Mỹ và Việt Nam có nhiều khác biệt không?

- Khác nhiều. Theo cảm nhận của tôi, giáo dục phổ thông Việt Nam rất nặng trong khi lên đại học, sau đại học lại nhẹ nhàng. Ở Mỹ thì ngược lại. Phổ thông học nhẹ và nặng dần khi học các bậc cao hơn. Chẳng hạn khi tôi học thạc sĩ, phải học toàn thời gian và áp lực kinh khủng, chứ không vừa làm vừa học thạc sĩ như Việt Nam.

Giảng viên đại học ở Mỹ cũng chia ra tùy vào đại học nghiên cứu hay giảng dạy. Ở các đại học nghiên cứu như Kansas, thời gian dạy khoảng 40%, nghiên cứu 40%, còn lại làm các công việc khác của trường.

Nguồn thu của Kansas phần lớn đến từ hiến tặng của cựu sinh viên, hỗ trợ của chính phủ nên không quá bị áp lực về doanh thu để chi trả cho hoạt động.

Tôi thấy giảng viên đại học Việt Nam phải dạy rất nhiều, thậm chí còn dạy nhiều trường. Có thể vì số lượng giảng viên ít, nguồn thu của các trường hay vì áp lực kinh tế của bản thân mà giảng viên phải căng mình đi dạy. Giảng viên không bị áp lực kinh tế đè nặng sẽ thoải mái hơn trong việc giảng dạy và nghiên cứu.

* Ông có thường kết nối với các đại học, giảng viên ở Việt Nam?

- Khi có thời gian, tôi về Việt Nam trao đổi cùng các trường đại học và học viên tại Việt Nam. Một số bài báo khoa học tôi và các giảng viên Việt Nam phối hợp thực hiện. Tôi may mắn hơn nhiều đồng nghiệp Việt Nam khi được đào tạo và được tạo điều kiện nghiên cứu.

Có thể thấy, nhu cầu nghiên cứu và công bố quốc tế của các đại học và giảng viên Việt Nam tăng lên trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, tôi thấy giảng viên (lĩnh vực nhân văn) có số giờ dạy nhiều, lại không được đào tạo các kỹ năng theo hướng xuất bản quốc tế. Là người Việt, tôi muốn làm cùng với các giảng viên Việt Nam để học hỏi lẫn nhau.

PGS.TS Vũ Tiến Hồng

Ở Mỹ, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ, công bố là nghĩa vụ, không có thưởng tiền như đại học Việt Nam. Vì là nghĩa vụ nên hằng năm trường đều có đánh giá xem giảng viên có hoàn thành nghĩa vụ xuất bản hay không. Ngoài ra, học giả, việc công bố công trình khoa học là quan trọng. Đó cũng là cách để mình tăng cơ hội hợp tác và nếu có ý định tìm việc nơi khác thì cũng dễ dàng hơn.

* TS Nguyễn Quang Dũng (giảng viên khoa báo chí - truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG TP.HCM):

Người bạn, người anh, người thầy

Tôi tốt nghiệp tiến sĩ liên ngành, tuy nhiên trong 4 năm gần đây, tôi chuyển sang nghiên cứu chuyên sâu về báo chí và truyền thông. Tôi may mắn biết PGS.TS Vũ Tiến Hồng - người sau này trở thành người thầy hướng dẫn thực thụ của tôi trong lĩnh vực này, giúp tôi khai thông nhiều khúc mắc trong lý thuyết, trong phương pháp nghiên cứu báo chí chuyên sâu. Với tôi, PGS.TS Vũ Tiến Hồng vừa là người bạn, người anh vừa là người thầy trong con đường nghiên cứu báo chí chuyên sâu của mình.

* TS Triệu Thanh Lê (trưởng khoa báo chí - truyền thông, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG TP.HCM):

Hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu

PGS.TS Vũ Tiến Hồng có nhiều công bố quốc tế trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Thầy phụ trách hướng dẫn nhiều học viên cao học, nghiên cứu sinh và rất nhiệt tình hướng dẫn các học viên của mình thực hiện các nghiên cứu theo nhiều hướng đa dạng.

Khoa chúng tôi là một trong các đơn vị được thầy Hồng nhận lời tham gia giảng dạy, hướng dẫn làm nghiên cứu. Dưới sự hướng dẫn của thầy, chúng tôi được cập nhật các kiến thức mới về lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, được kết nối với các thầy cô khác của trường Kansas và các trường khác ở Mỹ do thầy giới thiệu.

Đây là sự hỗ trợ rất quý báu góp phần giúp nâng cao năng lực nghiên cứu của khoa chúng tôi.

Từ bác sĩ quân y trở thành giảng viên đại họcTừ bác sĩ quân y trở thành giảng viên đại học

Mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm, bài học thực tế tích lũy trong 30 năm làm nghề y, bác sĩ chuyên khoa 2 Vũ Sơn quyết định chuyển sang làm giảng viên đại học.

Xem thêm: mth.71863722230213202-ym-o-coh-iad-neiv-gnaig-ned-neib-neid-eb-uac-ut/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Từ cậu bé Điện Biên đến giảng viên đại học ở Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools