vĐồng tin tức tài chính 365

Động lực nào đang dẫn dắt đà tăng trưởng kinh tế?

2023-12-06 03:35

Chỉ còn một tháng nữa là kết thúc năm 2023. Trong năm 2023, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng kinh tế Việt Nam đã nổi lên như một điểm sáng về tăng trưởng kinh tế và thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt ra hồi đầu năm thì nền kinh tế vẫn cần phải nỗ lực để tiến gần hơn với mục tiêu. Chính điều đó đã khiến các nhà đầu tư còn những băn khoăn và thị trường chứng khoán đã có những diễn biến đi ngang.

Trao đổi trong Talk show Phố Tài Chính (The Finance Street Talk Show) trên VTV8, Ông Huang Bo, Giám đốc điều hành Công ty CP Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam đánh giá, Việt Nam có nhiều điểm sáng như tiêu dùng nội địa vẫn mạnh, đầu tư công được đẩy mạnh, FDI tích cực và hoạt động xuất khẩu đang phục hồi dần… là những yếu tố sẽ giúp thị trường chứng khoán đi lên trong dài hạn. Chính vì vậy, vào những thời điểm thị trường điều chỉnh là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư.

Động lực nào đang dẫn dắt đà tăng trưởng kinh tế? - Ảnh 1.

BTV Mùi Khánh Ly: Đến thời điểm này, bức tranh kinh tế 2023 đang dần rõ nét hơn, ông đánh giá như thế nào về bức tranh này?

Ông Huang Bo, Giám đốc điều hành Công ty CP Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam): Chúng tôi đánh giá về kinh tế của Việt Nam từ hai góc độ, trước hết là tác động từ tình hình kinh tế toàn cầu và thứ hai là triển vọng của nền kinh tế Việt Nam. Hiện, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn. Lãi suất của FED và lãi suất tiết kiệm USD vẫn đang duy trì ở mức cao, khiến nhiều doanh nghiệp không muốn vay tiền từ ngân hàng. Người dân Mỹ và Châu Âu cũng thắt chặt chi tiêu và gửi nhiều tiền vào ngân hàng nhiều hơn để hưởng lãi suất cao, khiến nhu cầu yếu đi, đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ở các quốc gia mới nổi như Việt Nam. Tuy nhiên, các chỉ số kinh tế gần đây đã có một số dấu hiệu tích cực như lạm phát toàn cầu dần giảm, lãi suất của FED hiện đang giữ ổn định. Ủy ban Thị trường Mở FED (FOMC) dự đoán mục tiêu lãi suất của FED sẽ giảm 25 - 75 điểm cơ bản về 4,75% - 5,25% vào năm 2024. Điều này sẽ hỗ trợ dòng vốn quốc tế quay trở lại các thị trường mới nổi như Việt Nam.

Ở trong nước, Chính phủ Việt Nam cũng đã có các chính sách kịp thời để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong nửa đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất 4 lần để hỗ trợ nền kinh tế. Mặc dù hoạt động sản xuất chưa mở rộng mạnh nhưng số lượng đơn hàng cũng đã tăng nhẹ. Đồng thời, nhu cầu tiêu dùng nội địa vẫn tăng, giải ngân vốn đầu tư công tăng tốt, tính đến tháng 10/2023, đạt 56,74% kế hoạch. Chúng tôi dự kiến tỷ lệ giải ngân đầu tư công sẽ tăng mạnh trong 2 tháng cuối năm. Bên cạnh đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Trong 10 tháng đầu năm 2023, vốn FDI đăng ký mới đạt 25,76 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.

BTV Mùi Khánh Ly: Vậy theo đánh giá của ông, nền kinh tế Việt Nam liệu có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng khi chỉ còn một tháng nữa là kết thúc năm 2023?

Ông Huang Bo, Giám đốc điều hành Công ty CP Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam): Mặc dù có nhiều triển vọng, nhưng để GDP của Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng 6% - 6,5% là một thách thức vào thời điểm này. GDP trong quý III/2023 của Việt Nam ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, chưa đạt được như mục tiêu nhưng đã cao hơn so với các quý trước. Với con số này, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý III/2023 đang đứng ở vị trí hàng đầu trong các nền kinh tế ASEAN, chỉ kém Philippines (5,9%), vượt trội hơn so với GDP của Indonesia chỉ tăng 4,94%, Malaysia (3,3%), Thái Lan (1,5%), và Singapore (0,7%). Với con số trên, tăng trưởng GDP trong năm 2023 của Việt Nam được dự đoán sẽ khoảng 5% nếu chúng ta đạt được tăng trưởng 7% trong quý IV/2023.

Chúng tôi tin rằng Việt Nam đồng sẽ tiếp tục là một đồng tiền mạnh so với các đồng tiền khác, dự kiến sẽ chỉ giảm giá khoảng 2,4% trong năm 2023, do được hỗ trợ bởi cán cân thanh toán mạnh mẽ, nguồn vốn và luồng FDI vẫn đang mạnh mẽ vào Việt Nam.

BTV Mùi Khánh Ly: Trước đây, những yếu tố như tiêu dùng, xuất khẩu và đầu tư công được đánh giá là những động lực cho tăng trưởng kinh tế. Vậy còn theo ông, yếu tố nào đang là động lực chính cho đà tăng trưởng của Việt Nam hiện nay và thậm chí là tạo đà cho năm 2024?

Động lực nào đang dẫn dắt đà tăng trưởng kinh tế? - Ảnh 2.

Ông Huang Bo, Giám đốc điều hành Công ty CP Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam): Chúng tôi có các đánh giá về các động lực tăng trưởng GDP của Việt Nam như sau: Lực đẩy đầu tiên là sự tăng trưởng chi tiêu tiếp tục mạnh mẽ, dự kiến nhu cầu chi tiêu trong kỳ nghỉ cuối năm sẽ thúc đẩy tiêu thụ nội địa, trở thành vai trò quan trọng trong ngắn hạn. Thứ hai là lực đẩy xuất khẩu, dự kiến xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trong năm 2024 khi nhu cầu toàn cầu phục hồi. Theo dữ liệu từ Bloomberg, tồn kho của Mỹ đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước và đã đạt đến đáy trong năm 2023. Cộng với việc dự kiến các chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng ở Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chế biến, gồm cả gỗ và thủy sản, tiếp theo là ngành may mặc, dẫn đến nhu cầu phục hồi. Thứ ba là dòng vốn FDI vẫn đang mạnh mẽ trong năm nay.

Thực tế, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI, không chỉ trong các lĩnh vực truyền thống mà còn trong các lĩnh vực liên quan đến nền kinh tế xanh, năng lượng sạch, các ngành hỗ trợ xuất khẩu và các lĩnh vực liên quan đến tiêu thụ nội địa như y tế, chăm sóc, bán lẻ và tài chính.

Cuối cùng là đầu tư công cũng là lĩnh vực hỗ trợ chính cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công mang ý nghĩa lớn, đóng góp vào đà tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế không chỉ năm 2023 mà còn trong năm 2024.

BTV Mùi Khánh Ly: Trước sự tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường chứng khoán cũng đã có sự tăng điểm tích cực trong năm 2023, tuy nhiên khi bước sang quý IV, thị trường đã có sự chững lại và đi ngang. Theo ông là vì sao?

Ông Huang Bo, Giám đốc điều hành Công ty CP Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam): Theo đánh giá của chúng tôi, thị trường chứng khoán Việt Nam vào cuối năm 2023 và trong năm 2024 sẽ có những yếu tố sau: Thứ nhất, về thanh khoản, lãi suất thấp đã tạo ra nhiều thanh khoản hơn trên thị trường, hỗ trợ thị trường trong 3 quý đầu năm, cũng như trong quý IV này. Tuy nhiên, do chúng ta đã trải qua một xu hướng tăng trong ngắn hạn với mức tăng khoảng 20% cho đến đầu tháng 9 và sau đó điều chỉnh. Sự điều chỉnh của thị trường trong 2 tháng qua một phần phản ánh tâm lý của nhà đầu tư về việc chốt lãi sau sự tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, các nhóm ngành cũng đã đạt đến mức định giá khá cao trong khi kết quả kinh doanh không hoàn toàn tương xứng với mức định giá, tăng trưởng EPS trong năm nay chỉ khoảng 5,36%. Ngoài ra, những lo ngại về khó khăn trên thị trường bất động sản vẫn còn đó. Tuy nhiên về vấn đề này, chúng tôi kỳ vọng một sự phục hồi mạnh mẽ hơn từ quý II/2024.

BTV Mùi Khánh Ly: Có ý kiến cho rằng việc thị trường cứ liên tục đi ngang trong giai đoạn vừa rồi khiến phần nào đang khiến nhà đầu tư mất kiên nhẫn, ông nghĩ sao về điều này?

Ông Huang Bo, Giám đốc điều hành Công ty CP Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam): Chúng tôi tin rằng dòng tiền vẫn đang quan sát và chờ đợi cơ hội đầu tư phía trước. Trong bối cảnh lãi suất giảm, khiến cho cổ phiếu trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn so với ngân hàng. Cũng vì đà giảm của thị trường chứng khoán trong 2 tháng qua đã giúp đưa thị trường về mức định giá hấp dẫn hơn. Chúng tôi dự kiến P/E tiến đến cuối năm nay sẽ khoảng 12 lần và P/E tiến đến năm 2024 sẽ khoảng 9 lần, thấp hơn so với mức trung bình 5 năm, xấp xỉ 15 lần. Do đó, thị trường vẫn ở mức định giá hấp dẫn trong dài hạn. Một yếu tố tích cực khác sẽ hỗ trợ thị trường trong trung và dài hạn đó là về hệ thống KRX dự kiến sẽ được triển khai vào cuối năm 2023.

Chúng tôi kỳ vọng sẽ có một số ngành vượt trội hơn so với mức tăng chung của thị trường trong năm 2024. Đầu tiên là ngành ngân hàng, chúng tôi kỳ vọng ngân hàng sẽ có kết quả tích cực trong quý IV/2023, khi tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế được khuyến khích. Hiện tại định giá P/E của ngành ngân hàng đang hấp dẫn, chỉ quanh mức 9 lần. Thứ hai là ngành bất động sản khu công nghiệp vẫn đang rất khả quan khi dòng vốn FDI vẫn sẽ chảy mạnh vào Việt Nam và có mức định giá tốt, chỉ quanh 8-9 lần. Một số ngành khác như vật liệu xây dựng và thép cũng sẽ phục hồi vào năm 2024 do được hưởng lợi từ việc tăng cường đầu tư công.

BTV Mùi Khánh Ly: Xin cảm ơn ông về những thông tin vừa rồi!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.53014545150213202-et-hnik-gnourt-gnat-ad-tad-nad-gnad-oan-cul-gnod/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Động lực nào đang dẫn dắt đà tăng trưởng kinh tế?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools