Một số tuyến xe buýt tại TPHCM đã chuyển sang sử dụng xe điện nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường - Ảnh: Minh Linh |
Theo ông, không nên loại bỏ một cách máy móc những ngành nghề có công nghệ lạc hậu mà vấn đề là các doanh nghiệp phải thay đổi về công nghệ. Diện tích đất KCX-KCN trên địa bàn TPHCM khoảng 6.000ha, tỉ lệ lấp đầy hiện là 82%, phần còn lại đang vướng các vấn đề về thủ tục pháp lý, bồi thường. Khó khăn của TPHCM không phải về xúc tiến đầu tư mà là quỹ đất còn lại khá hạn hẹp. Trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm vốn đầu tư vào KCX-KCN khoảng 550-600 triệu USD, riêng năm 2023 đột biến với khoảng 1 tỉ USD.
"Vì quỹ đất còn lại khá hạn hẹp nên chúng tôi muốn các dự án vào thành phố là những dự án có hàm lượng giá trị gia tăng, tỉ suất đầu tư, công nghệ cao. Trước năm 2020, tỉ suất đầu tư trong KCX-KCN khá thấp, khoảng 5,5 triệu USD/ha, trong 3 năm trở lại đây tăng trung bình từ 8,5-9 triệu USD/ha. Năm 2023, tỉ suất đầu tư là 12,5 triệu USD/ha" - ông Hứa Quốc Hưng nói. Hiện HEPZA đang tham mưu thành phố trình HĐND thành phố ban hành suất đầu tư trung bình trong các KCX-KCN từ 12-15 triệu USD/ha. TPHCM hiện có 17 KCN-KCX đang hoạt động. Theo đề án chuyển đổi các KCX-KCN từ đây đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2041, thành phố sẽ giữ lại hết các KCX-KCN, không chuyển bất kỳ mét vuông đất công nghiệp nào thành đất khác.
"Theo tôi, để phát triển kinh tế xanh, giải pháp không phải là lọc ngành mà là lọc công nghệ, giảm phát thải, tăng hiệu quả đầu tư. Sắp tới, thành phố sẽ đặt những ngành có công nghệ không còn phù hợp vào một quỹ đất khác. Tuy nhiên nhà đầu tư phải thay đổi công nghệ, sử dụng dây chuyền máy móc phù hợp với xu hướng" - ông Hưng cho biết.
Tại hội thảo, tiến sĩ Trần Du Lịch - Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết 98 của TPHCM - cho biết: TPHCM nhận thức rất rõ về phát triển kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn nên đang triển khai các vấn đề lớn: tập trung kinh tế xanh gắn với phát triển đô thị xanh; giảm phát thải nhất là từ giao thông; ưu tiên chuyển đổi về công nghệ 17 KCX-KCN, chọn 5 khu làm thí điểm; đổi mới công nghệ để giảm tiêu hao năng lượng trên một đơn vị giá trị gia tăng.
N.Sơn
Xem thêm: lmth.1017051a-oac-ut-uad-taus-it-ehgn-gnoc-oc-na-ud-cac-neit-uu-mchpt/nv.moc.enilnounuhp.www