Tại dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Bộ Công an định nghĩa về các loại vũ khí.
Theo Điều 3 của dự thảo luật, vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất, lắp ráp có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người, phá hủy kết cấu vật chất, gồm vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ và vũ khí thể thao.
Trong đó, vũ khí quân dụng, bao gồm vũ khí cầm tay, vác vai, hạng nhẹ, hạng nặng và đạn sử dụng cho các loại vũ khí này; các loại bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng bắn đạn nổ, súng bắn đạn sơn, súng nén ga, súng nén khí, súng nén hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.
Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu và dao có tính sát thương cao.
Vũ khí thể thao là vũ khí được trang bị, sử dụng vào mục đích luyện tập, thi đấu thể thao.
Tại Điều 21, Bộ Công an đề xuất quy định về những loại vũ khí quân dụng trang bị cho các đơn vị: Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm lâm, Kiểm ngư, An ninh hàng không, Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.
Cụ thể, Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, An ninh hàng không được trang bị súng ngắn và đạn sử dụng cho loại súng này.
Kiểm lâm, Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan được trang bị súng ngắn, súng tiểu liên và đạn sử dụng cho các loại súng này.
Kiểm ngư được trang bị súng ngắn, súng tiểu liên, súng trung liên, súng đại liên, súng máy có cỡ nòng đến 14,5mm và đạn sử dụng cho các loại súng này. Trường hợp cần thiết phải trang bị loại vũ khí quân dụng ngoài quy định tại Điều 21 sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Xem thêm: mth.25253212260213202-nagn-gnus-ib-gnart-coud-gnohk-gnah-hnin-na-taux-ed/taul-pahp/nv.moc.irtnad