vĐồng tin tức tài chính 365

Bánh kẹo tẩm cần sa - ám ảnh đeo bám phụ huynh Mỹ

2023-12-09 19:24

Sau gần 30 năm làm việc, Jim Jeffries, cảnh sát trưởng ở LaFollette, Tennessee, đã chứng kiến và thực hiện hàng nghìn vụ thu giữ cần sa, những nụ xanh khô, gói bột trắng, những viên thuốc bảy màu, được giấu trong cốp xe hoặc dưới ghế ngồi, thường được đóng gói đôi để khử mùi hương đặc biệt.

Nhưng những ngày này, cảnh sát trưởng Jeffries đang chứng kiến một thứ bất ngờ: kẹo mút và kẹo dẻo tẩm ma túy. Lần đầu tiên, ông nhìn thấy chúng vào giữa năm 2015 khi cùng đồng đội chặn chiếc Chevy Blazer do một cặp vợ chồng có ba đứa con đi theo. Bên trong xe, cảnh sát phát hiện 11 kg bánh quy tẩm cần sa và những viên kẹo cứng nhỏ có hình dạng giống bánh gừng, cùng với một hộp bơ cần sa cay nồng hoàn hảo để làm gia vị.

Những túi kẹo dẻo Kraft trông có vẻ vô hại. Nhưng một bộ dụng cụ bơm kim tiêm cũng được tìm thấy trong xe. "Đây là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy bánh kẹo tẩm cần sa hoặc bất kỳ loại đồ ăn vặt nào có chứa cần sa trong quận. Chúng tôi hy vọng đây là lần cuối cùng", ông nói. Nhưng hy vọng của ông ngày càng viển vông.

Các sản phẩm bánh kẹo cần sa bị cảnh sát Oklahoma tịch thu trong một vụ bắt giữ tháng 7/2015. Ảnh: NYT

Các sản phẩm bánh kẹo cần sa bị cảnh sát Oklahoma tịch thu trong một vụ bắt giữ tháng 7/2015. Ảnh: NYT

Khoảng một thập kỷ trở lại trên khắp nước Mỹ, các cơ quan thực thi pháp luật đang phải vật lộn với sự gia tăng các loại đồ ăn nhẹ và bánh kẹo tẩm cần sa được vận chuyển trái phép qua các tuyến đường tiểu bang để bán cho trẻ em.

Tháng 4/2015, các đồng nghiệp của ông ở bang New Jersey đã tịch thu 40 kg kẹo cần sa tự chế từ xe của một người đàn ông ở Brooklyn. Tháng 7, Cục Ma túy và Ma túy Nguy hiểm Oklahoma đã tịch thu khoảng 20 kg sản phẩm cần sa trong một vụ tịch thu kẹo dẻo và hàng thùng những chai nước chanh chứa cần sa.

Ngày 31/10/2017, tại trường trung học Indiana, hai học sinh lớp 7 được bạn tặng những viên kẹo gôm phủ đường nhiều màu hấp dẫn. Nửa giờ sau, tại nhà, một cậu bé bị tê miệng, mát vị giác, chóng mặt buồn nôn. Trong khi cậu bé còn lại, ăn nhiều kẹo hơn, mất phản ứng khi cha mẹ gọi, chân yếu, không thể đi lại và nôn mửa đến ngất đi.

Bác sĩ thông báo, con họ dương tính với cocaine, nguồn gốc từ những chiếc kẹo gôm. Hai cậu bé may mắn hồi phục sau 2 ngày điều trị. Vụ việc dóng hồi chuông đến các bậc phụ huynh toàn quốc, hàng trăm buổi họp, phổ biến kiến thức về kẹo tẩm ma túy được tổ chức nhưng có vẻ thông điệp chưa đủ mạnh.

Tháng 2/2019, 28 học sinh trường cấp hai quận Fulton, bang Georgia tiếp tục đồng loạt nhập viện sau khi ăn những chức bánh chứa cần sa, trong dịp lễ tình nhân, 14/2.

7 tháng sau, hai bé gái và bảy bé trai trong độ tuổi 10-12 ở thành phố Cooper phải nhập viện vì đau dạ dày. Theo phát ngôn viên của trường, một trong những học sinh đã mang kẹo đến lớp. Viên kẹo trông bình thường và bao bì không ghi rõ nó có chứa chát gì hay sản xuất ở đâu, nhưng các bác sĩ cuối cùng đã chứng thực nghi ngờ: các viên kẹo đều chứa cần sa. May mắn thay, không có đứa trẻ nào bị thương nặng và tất cả đều bình phục trong ngày.

Tháng 10/2021, giám đốc Tư pháp New York thông báo, chỉ trong nửa đầu năm 2021, Hiệp hội các Trung tâm Kiểm soát Chất độc Quốc gia đã báo cáo rằng các đường dây nóng đã nhận được khoảng 2.622 cuộc gọi yêu cầu các dịch vụ liên quan đến trẻ nhỏ ăn các sản phẩm cần sa bất hợp pháp.

Con số tăng lên chóng mặt vào năm sau, khi Trung tâm nhận được 10.448 trường hợp phơi nhiễm liên quan đến thực phẩm chứa ma túy, với 77% trong số đó liên quan đến bệnh nhân dưới 20 tuổi, tức hơn 8.000 người.

Đồ ăn vặt tẩm cần sa có thể dễ buôn lậu hơn nhiều so với cần sa và các loại ma túy tổng hợp khác. Chúng có thể giống kẹo hoặc đồ nướng tại nhà và thường không có mùi đặc trưng. Và rất ít sĩ quan cảnh sát được đào tạo để đặt ra nghi ngờ rằng kẹo dẻo, bánh quy hoặc đồ uống xanh đỏ tím vàng bán cho trẻ em, có thể là chất gây nghiện.

Thùng kẹo cần sa giám đốc Tư pháp New York mang tới cuộc họp báo để cảnh báo về sự gia tăng đột biến các vụ trẻ em ngộ độc cần sa. Ảnh: Virginiga Mercury

Đồ ăn vặt chứa cần sa được 24 bang hợp pháp hóa, chỉ dành cho người trên 21 tuổi, tồn tại ở nhiều dạng bánh kẹo, bò khô, bim bim, khoai chiên... Ảnh: Virginiga Mercury

Cần sa là loại ma túy bất hợp pháp được sử dụng phổ biến nhất ở Mỹ, với 9,5% người lớn và 23,7% thanh niên đã sử dụng, theo nghiên cứu của viện RTI International, năm 2015.

Năm 1996, California trở thành tiểu bang đầu tiên hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa làm thuốc. Đến tháng 4/2016, 24 tiểu bang và quận Columbia đã thông qua luật cho phép sử dụng cần sa và bốn tiểu bang (Alaska, Colorado, Oregon và Washington) đã hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa vào mục đích giải trí.

Việc sử dụng cần sa vào mục đích giải trí được định nghĩa là việc sử dụng không nhằm mục đích y tế cụ thể mà nhằm mục đích đạt được cảm giác "phê" (tức là thay đổi trạng thái tinh thần của người dùng), và yêu cầu ít ngặt nghèo, song chỉ giới hạn tiêu thụ cho các công dân trên 21 tuổi.

Dù vậy, bằng cách nào đó, trẻ em lại là nhóm "khách hàng thụ động" khá thường xuyên. Các nhóm tội phạm làm nhái đồ ăn vặt chứa cần sa đã sao chép các món ăn vặt phổ biến nhất như bim bim, socola, trông gần giống với hàng thật, cực kỳ hấp dẫn trẻ em. Theo luật, các sản phẩm đồ ăn vặt chứa cần sa "giải trí" được cấp phép phải dán nhãn "THC" (tetrahydrocannabinol) để thông báo đây là sản phẩm chứa cần sa, chỉ dành cho người 21 tuổi trở lên. Nhưng hầu hết các vụ trẻ em ngộ độc kẹo cần sa, các sản phẩm hầu hết không có nhãn hay xuất xứ.

Giám đốc Tư pháp bang Virginia trong cuộc họp báo tháng 6/2022, đưa ra 2 gói đồ ăn vặt gần giống nhau, một là món ăn vặt hợp pháp, gói còn lại là hàng nhái bất hợp pháp, chứa cần sa, để báo động tình trạng ngộ độc ma túy ở trẻ em do ăn nhầm. Ảnh: Virginiga Mercury

Giám đốc Tư pháp bang Virginia trong cuộc họp báo tháng 6/2022, đưa ra 2 gói đồ ăn vặt gần giống nhau, một là món ăn vặt hợp pháp, gói còn lại là hàng nhái bất hợp pháp, chứa cần sa, để báo động tình trạng ngộ độc ma túy ở trẻ em do ăn nhầm. Ảnh: Virginiga Mercury

Định lượng cần sa phổ biến được các bang quy định cho các loại đồ ăn này, là 10 mg THC/khẩu phần/người. Nhưng trong các vụ ngộ độc nêu trên, hầu hết các gói bim bim, kẹo dẻo nhái không xuất xứ, chứa tới 600 mg THC, tức gấp 60 lần mức tối đa quy định, "độc cho cả trẻ em và người lớn khi tiêu thụ", tiến sĩ Ompad, Giáo sư Dịch tễ học tại Đại học New York, cho hay.

Ông liệt kê các triệu chứng phổ biến khi này sẽ là chóng mặt, nôn mửa, nhịp tim nhanh, khó thở, buồn ngủ, khó khăn khi đi lại, thậm chí lú lẫn, nặng là gây ảo giác.

Ngoài 4 bang đã hợp pháp hóa việc sử dụng "cần sa giải trí", cư dân 46 bang còn lại, nơi sử dụng cần sa vẫn là tội hình sự, ngày càng tò mò về sản phẩm hấp dẫn này và tìm mọi cách thử chúng. Bằng chứng là cảnh sát các bang này đã bắt đầu ghi nhận việc vận chuyển lậu đồ ăn vặt chứa cần sa qua đường chuyển phát nhanh, với số lượng vài kg, đến hàng chục kg. Số lượng các vụ trẻ em ở các bang cấm cần sa giải trí bị ngộ độc kẹo chứa cần sa cũng gia tăng.

Trước mối nguy hại này, 4 bang hợp pháp hóa cần sa giải trí đã đặt ra những quy định nhằm hạn chế việc trẻ em "ăn nhầm". Ví dụ, hầu hết các bang cấm các nhà sản xuất kẹo cần sa giải trí đóng gói sản phẩm theo cung cách thu hút trẻ em (màu sắc tươi sáng, trang trí các nhân vật hoạt hình...). Quy định, dù vậy, vẫn bị phụ huynh chỉ trích "làm màu", "có như không", vì dù bao bì không hấp dẫn, nhưng bản thân các món ăn vặt đã là một sự hấp dẫn khó chối từ với trẻ em.

Hải Thư (Theo NYT, NCBI, Fox59)

Xem thêm: lmth.8895864-ym-hnyuh-uhp-mab-oed-hna-ma-as-nac-mat-oek-hnab/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bánh kẹo tẩm cần sa - ám ảnh đeo bám phụ huynh Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools