vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều công viên 'khủng' ở TP.HCM hồi sinh

2023-12-11 11:14
Công viên trung tâm khu dân cư Vĩnh Lộc, quận Bình Tân, TP.HCM được người dân ở đây ví von là “trái tim” xanh - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Công viên trung tâm khu dân cư Vĩnh Lộc, quận Bình Tân, TP.HCM được người dân ở đây ví von là “trái tim” xanh - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Để cải thiện tình hình, lãnh đạo TP.HCM đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 để nâng tỉ lệ cây xanh nhằm tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng.

Gần đây, nhiều công viên lớn tại TP.HCM bị "treo" lâu năm đã hồi sinh, trong đó có những công viên đã thành hình trên những khu vực trước đây là nơi tập kết rác...

Công viên mọc lên trên trạm trung chuyển rác

Công viên trung tâm khu dân cư Vĩnh Lộc (phường Bình Hưng Hòa B) được người dân ở đây ví von là "trái tim" xanh. Việc hình thành công viên này là sự bồi đắp từ biết bao kỳ vọng của người dân hơn 20 năm qua cùng sự nỗ lực, quyết tâm của chính quyền.

Sau hai tuần khánh thành, công viên trở thành điểm đến vui chơi, giải trí, tập thể dục của cư dân trong và ngoài phường. Từ một bãi trung chuyển rác nay biến thành không gian xanh, mang lại sức sống và nơi thư giãn cho toàn thể cư dân.

Hơn 7h sáng, bà Ngọc Mai đến công viên để vận động tay chân và hít khí trời. Nhà trên đường Bình Thành (phường Bình Hưng Hòa B), bà Mai mỗi sáng đều đạp xe đến đây để tập thể dục.

Trước đây khi chưa có công viên, bà chỉ biết đạp xe vòng quanh các con đường rồi lại tấp vào một số bãi đất trống nghỉ ngơi. Giờ đây, bà Mai ra công viên cả sáng sớm lẫn buổi chiều.

"Có cái công viên ai cũng vui, hớn hở tập thể dục. Giờ tôi chỉ mong chính quyền lắp thêm mấy thiết bị tập thể dục cho người dân dùng", bà Mai nói.

Nhớ lại khoảnh khắc xe cẩu phá vỡ bức tường của bãi trung chuyển rác, bà Mỹ Liên (nhà đường số 10, Bình Hưng Hòa B) kể lại rất hào hứng. Căn nhà của bà nằm đối diện với bãi trung chuyển rác, chịu ảnh hưởng nặng nhất từ ô nhiễm môi trường.

Theo bà Liên, trước đây sống ở nhà mà cửa nẻo lúc nào cũng phải khóa chặt vì mùi hôi. Mỗi khi mưa xuống đống rác, nước thải chảy ra khiến ai đi qua cũng phải nhăn mặt.

"Có công viên này là cả mơ ước lớn lao của người dân khu dân cư Vĩnh Lộc. Từ khi khánh thành, sáng tinh mơ là người dân đến tập thể dục rất đông. Người đi bộ thể dục, nhóm tập yoga, nhóm đến tập múa... Đi tập thể dục mà cứ như đi trẩy hội. Tôi chỉ mong công viên sẽ được thi công tiếp, nhanh chóng hoàn thành giai đoạn 2 để mở rộng thêm", bà Liên tâm tình.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Phó chủ tịch UBND quận Bình Tân Vũ Chí Kiên cho biết công trình công viên với diện tích hơn 5,8ha này là hạng mục thuộc dự án xây dựng khu dân cư Vĩnh Lộc được Thủ tướng phê duyệt hơn 20 năm trước. 20 năm quy hoạch nhưng chưa thể hoàn thành, đó chính là nỗi niềm đau đáu của chính quyền địa phương.

Để có thể xúc tiến triển khai và hoàn thành giai đoạn 1 với diện tích 3ha là sự nỗ lực quyết tâm rất lớn từ quận và chủ đầu tư, cùng sự chỉ đạo sát sao của đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị 6, đại biểu HĐND TP, UBND TP. Dự kiến giai đoạn 2 sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng các khu đất còn lại để hoàn thành công trình đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho người dân. Đây cũng là công viên có diện tích lớn nhất quận cho đến nay.

24 năm quy hoạch công viên tầm cỡ quốc gia

Đó là câu chuyện của công viên 150ha thuộc quận 12. Quy hoạch công viên này được duyệt năm 1999 nhưng đến nay vẫn còn nằm trên giấy và từ 250ha ban đầu đã điều chỉnh giảm còn 150ha.

Tại kỳ họp thứ 13 HĐND TP.HCM khóa X, khi chất vấn Chủ tịch UBND quận 12 Nguyễn Văn Đức, các đại biểu đều rất quan tâm đến việc xây dựng công trình này.

Cụ thể từ năm 1999, đồ án quy hoạch chung của quận 12 đã quy hoạch công viên trên để phục vụ người dân. Đến cuối năm 2019, UBND TP.HCM chấp thuận đề xuất xây dựng công viên đa chức năng phục vụ các nhu cầu đa dạng về thưởng lãm, sinh hoạt, khai thác các loại hình vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng (không lưu trú).

Nói về nguyên nhân chậm trễ xây dựng công viên, chủ tịch quận 12 cho biết bởi chưa được phê duyệt quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000, do đó quận chưa đủ cơ sở pháp lý để đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên, UBND TP đã thống nhất giao UBND quận 12 nghiên cứu, tổ chức thi tuyển ý tưởng thiết kế, làm cơ sở tích hợp vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP và làm căn cứ lập quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 khu vực này nhằm triển khai thực hiện dự án theo quy định.

Song song đó, quận cũng đã rà soát, kiểm tra, thống kê sơ bộ hiện trạng khu vực này nhằm tạo cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong thời gian tới.

Quận 12 đề xuất UBND TP được bố trí vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng cho 444 trường hợp hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án.

Đặc biệt, căn cứ nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, UBND quận 12 cũng đã xây dựng kế hoạch lập danh mục sắp xếp theo thứ tự ưu tiên đề xuất mời gọi đầu tư các khu quy hoạch công viên cây xanh trên địa bàn quận.

Trong đó có khu công viên cây xanh tại phường Thạnh Xuân và phường Thới An. Tại tọa đàm về ý tưởng quy hoạch khu công viên cây xanh đa chức năng ở phường Thạnh Xuân và phường Thới An do Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM và UBND quận 12 tổ chức ngày 31-5-2022, phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM từng cho rằng mô hình công viên 150ha là công viên đa chức năng, giải quyết các vấn đề về cây xanh, môi trường, ngập lụt... cho khu vực.

Quận 12 tính toán để đề xuất điều chỉnh quy hoạch phù hợp, trong đó lưu ý vấn đề tái định cư bên trong công viên hay bên ngoài. Công viên đa chức năng 150ha này không chỉ mang tầm vóc TP mà xa hơn nữa là quốc gia trong việc thu hút khách du lịch.

Đề cập dự án này tại chương trình Dân hỏi chính quyền trả lời vào sáng 10-12, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Đặng Phú Thành chia sẻ thêm quỹ đất 150ha công viên quận 12 theo kế hoạch đã được TP ưu tiên đưa vào chương trình phát triển.

Cụ thể hơn về tiến độ, ông Thành cho hay quận đang phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổ chức thi tuyển kiến trúc. Khi có kết quả sẽ đưa vào kế hoạch đầu tư công trong thời gian tới.

Đồ họa: N.KH.

Đồ họa: N.KH.

Hà Nội tiếp tục cải tạo 45 công viên

Hà Nội có 63 công viên, vườn hoa phục vụ công ích do TP và UBND cấp huyện quản lý theo phân cấp. Ngoài ra còn có các công viên, vườn hoa do các chủ đầu tư dự án tại các khu đô thị tự quản lý.

Hà Nội xác định cải tạo, nâng cấp 45 công viên hiện có trên địa bàn 10 quận. Hoàn thành xây dựng mới 6 công viên trong giai đoạn 2021-2025.

Với 3 công viên lớn như Bách Thảo, Thủ Lệ và Thống Nhất, TP tiếp tục chỉnh trang theo hướng công viên mở, tháo dỡ toàn bộ hàng rào bao quanh công viên. HĐND TP Hà Nội cũng vừa thông qua tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư công trong 3 năm (2024-2026) sẽ dành trên 886 tỉ đồng để cải tạo 3 công viên: Thống Nhất, Thủ Lệ và Bách Thảo.

Nhiều giải pháp tăng công viên cây xanh

Theo báo cáo từ Bộ Xây dựng mới đây, tỉ lệ cây xanh đầu người tại TP.HCM đang đứng chót trong các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng... với chỉ 0,55m2/người.

Do đó, nghị quyết đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025 đã đặt chỉ tiêu đến năm 2025 diện tích cây xanh đô thị đạt không dưới 0,65m2/người, hướng tới 2030 không dưới 1m2/người.

Năm 2021, UBND TP đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2025.

Trong đó đặt ra chỉ tiêu đến năm 2025 tăng thêm 150ha đất công viên công cộng, diện tích công viên công cộng trên đầu người tăng 0,65m2/người, tăng thêm 10ha mảng xanh công cộng. Đối với cây xanh có chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 30.000 cây xanh... nhằm tăng tỉ lệ phủ xanh, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

Báo cáo của Sở Xây dựng dự kiến đến cuối năm 2023, tổng diện tích công viên công cộng trên địa bàn phát triển thêm được là 26,74ha.

Giai đoạn 2024-2025, sở đã đề xuất UBND TP.HCM đầu tư dự án 9 công viên. Nếu được bổ sung vốn, TP sẽ tăng thêm 36,1ha đất công viên. Ngoài ra, dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát hoàn tất xây dựng sẽ tăng thêm 36ha đất công viên (đây là phần dự án Công viên văn hóa Gò Vấp. Dự án phê duyệt từ năm 2001 và đã giải phóng mặt bằng từ nhiều năm trước nhưng đến nay vẫn trong tình cảnh tạm bợ - PV).

Bên cạnh đó, TP cũng làm việc với chủ đầu tư dự án xây dựng các khu dân cư, đến cuối năm 2025 dự kiến có khoảng 10ha công viên đưa vào sử dụng. Như vậy đến cuối năm 2025, tổng diện tích công viên sẽ tăng thêm hơn 100ha, đạt 75% so với chỉ tiêu đề ra.

Đối với mảng xanh công cộng, dự kiến đến cuối năm 2023, TP.HCM sẽ phát triển được 14,6ha. Và đến cuối năm 2025, tổng diện tích mảng xanh công cộng tăng thêm là 18,6ha, đạt 186% so với chỉ tiêu đề ra là 10ha. Còn việc trồng mới và cải tạo cây xanh, dự kiến đến cuối năm 2023 TP.HCM sẽ thực hiện được 22.885 cây.

Cần nhiều cơ chế để phát triển công viên, cây xanh

Sáng 10-12, HĐND TP.HCM cùng Đài truyền hình TP.HCM và các cơ quan, sở ngành tổ chức chương trình Dân hỏi chính quyền trả lời với chủ đề "Quản lý và phát triển công viên, cây xanh công cộng".

Qua bàn luận của các chuyên gia, sở ngành và góp ý của người dân cho thấy phát triển công viên cây xanh ở TP.HCM còn phải đối mặt với nhiều vấn đề về quy hoạch, quy định pháp luật, quỹ đất, nguồn vốn.

Là người nghiên cứu lâu năm về cây xanh, tiến sĩ Đinh Quang Diệp (Trường đại học Nông Lâm TP.HCM) đã có những câu hỏi "sát sườn" đối với cơ quan, sở ngành trong việc quản lý, cần phải làm gì để đạt được tiêu chuẩn đất cây xanh công viên đô thị là 7m2/người của một đô thị loại đặc biệt như TP.HCM. Ngoài ra, ông Diệp cũng đánh giá hiện nay phân bố mảng xanh không đồng đều, các quận nội thành trung tâm là nơi có số lượng và diện tích công viên lớn hơn các quận mới hay các huyện ngoại thành. Đây được cho là nghịch lý khi quỹ đất công viên cây xanh ở ngoại thành rất lớn, đó có phải do vấn đề về quy hoạch?

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Nhã, giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, nói quy hoạch hiện nay đã xác định đầy đủ các tiêu chí dân số của thời kỳ quy hoạch. Phân bố công viên, cây xanh đã quy hoạch trải đều khắp các quận huyện. Có tổng cộng 600 đồ án quy hoạch phân khu toàn TP đều chú ý yếu tố công viên cây xanh.

Tuy nhiên, ông Nhã thừa nhận có thể thấy các công viên vẫn còn tập trung ở một số khu vực. Nguyên nhân do có quy hoạch nhưng chưa triển khai ra thực địa nên chưa đạt yêu cầu.

Ông Nhã nói thêm hiện nay chúng ta vẫn ưu tiên dân cư ở đâu thì hạ tầng đi đến đó (giao thông, xã hội). Thời gian tới ngoài ưu tiên phát triển hạ tầng để phục vụ dân cư thì cần chú ý thêm mảng xanh để yếu tố này phân bố đều hơn.

Còn ông Đặng Phú Thành, phó giám đốc Sở Xây dựng, cho biết một điểm khó hiện nay là việc huy động xã hội hóa để đầu tư lĩnh vực công viên cây xanh không nằm trong danh mục của Luật Đầu tư công.

Do đó xây dựng, phát triển công viên cây xanh chủ yếu tập trung thực hiện bằng ngân sách TP. Kế hoạch của TP giai đoạn 2020-2025 TP sẽ đầu tư thêm 150ha diện tích công viên cây xanh. Tuy nhiên qua rà soát thì đến năm 2025 chỉ đạt trên 100ha, được 75% kế hoạch đặt ra. Sở sẽ phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương tham mưu UBND TP về phát triển cây xanh.

Để giải quyết bài toán về nguồn vốn, bà Nguyễn Thị Thanh Vân, trưởng Ban Đô thị HĐND TP, cho biết sẽ đề nghị UBND TP chỉ đạo các đơn vị tăng cường xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế và lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để tổ chức thực hiện đề án trồng 1 tỉ cây xanh của Chính phủ, kế hoạch trồng 10 triệu cây xanh của TP.

HĐND cũng đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, cân đối, tham mưu bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 để Sở Xây dựng tổ chức thực hiện các dự án phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn TP theo quy định.

Một trong những công trình công viên được TP.HCM kỳ vọng thực hiện là dự án công viên nghĩa trang Bình Hưng Hòa - Ảnh: T.T.D.

Một trong những công trình công viên được TP.HCM kỳ vọng thực hiện là dự án công viên nghĩa trang Bình Hưng Hòa - Ảnh: T.T.D.

Thêm công viên từ bãi rác, nghĩa trang

Một trong những công trình công viên được TP.HCM kỳ vọng thực hiện phải kể đến là dự án công viên nghĩa trang Bình Hưng Hòa. UBND quận Bình Tân cho biết UBND TP đã thông qua chủ trương cho quận Bình Tân bốc mộ tập trung ở cả ba giai đoạn và đã giao kinh phí để thực hiện việc bốc mộ đến năm 2025. Sau đó, nơi này triển khai quy hoạch sẽ ưu tiên xây dựng một công viên cây xanh.

Tuy nhiên, công viên này sẽ không trồng những loại cây bình thường mà sẽ trồng các loại cây lâu năm, dần dần hình thành một "khu rừng" xanh mát phía tây TP.HCM.

Về việc này, sắp tới quận sẽ xin ý kiến các sở ngành, các cơ quan chuyên môn để góp ý và đưa ra kế hoạch triển khai chi tiết. Trước đó khi họp giải quyết khó khăn, vướng mắc với dự án di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã có kết luận và thống nhất chủ trương điều chỉnh phần diện tích tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa thuộc quy hoạch chức năng đất sử dụng hỗn hợp để tăng quỹ đất công trình công cộng.

Vừa qua tại hội thảo quốc tế với chủ đề "Tái sinh đô thị" diễn ra ở TP.HCM, tiến sĩ - kiến trúc sư Vũ Việt Anh và các cộng sự đề xuất đề án chuyển bãi rác Gò Cát (quận Bình Tân) 25ha thành công viên cây xanh đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Đây thực sự là một ý tưởng sáng tạo và đột phá trong bối cảnh TP.HCM quá thiếu cây xanh.

Bên cạnh đó, theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, thời gian qua TP đã giải tỏa được 989 điểm ô nhiễm về rác thải, chuyển hóa 243 điểm thành công viên và vườn rau.

Đây là kết quả của việc thực hiện chỉ thị số 19 của Thành ủy TP.HCM về thực hiện cuộc vận động "Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước".

Xếp sau các nơi về công viên cây xanh, TP.HCM làm gì để tăng?Xếp sau các nơi về công viên cây xanh, TP.HCM làm gì để tăng?

Sáng 10-12, HĐND TP.HCM phối hợp với các cơ quan, sở ngành tổ chức chương trình Dân hỏi - chính quyền trả lời, với nội dung Quản lý và phát triển công viên, cây xanh công cộng.

Xem thêm: mth.47555528011213202-hnis-ioh-mch-pt-o-gnuhk-neiv-gnoc-ueihn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều công viên 'khủng' ở TP.HCM hồi sinh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools