Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 11/12 không đổi chiều mua vào và giảm 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay giảm thêm 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện đứng ở mức 73,75 – 73,77 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 23,6 USD xuống 2.004,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục giảm và về dưới 1.995 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,06 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 11/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.932 đồng/USD, giảm 19 đồng so với cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.060 – 24.400 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm nhẹ về 43.800 USD thì sang phiên hôm nay đã có nhịp lao dốc mạnh về 41.800 USD, trước khi trở lại ngưỡng trên 42.300 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,44 USD (-0,62%), xuống 70,79 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,35 USD (-0,47%), xuống 75,48 USD/thùng.
VN-Index nhích nhẹ
Thị trường có phiên giao dịch khá buồn tẻ, khi chủ yếu giao dịch giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu và đóng cửa tăng không đáng kể lên 1.125 điểm, với thanh khoản khá thấp chưa tới 15.000 tỷ đồng.
Dù vậy, thị trường vẫn có điểm nhấn, với điển hình là cổ phiếu HAG khi được kéo mạnh trong phiên ATC lên mức giá trần 13.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu này đã tăng gần 70% chỉ tính trong khoảng 2,5 tháng, đồng thời đây cũng là mức giá cao nhất của cổ phiếu HAG trong khoảng 20 tháng.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 18,37 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 401,86 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 11/12: VN-Index tăng 1,06 điểm (+0,09%), lên 1.125,5 điểm; HNX-Index tăng 0,17 điểm (+0,07%), lên 231,37 điểm; UPCoM-Index giảm 0,23 điểm (-0,26%), xuống 85,48 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Sáu (8/12), khi báo cáo việc làm tháng 11 báo hiệu một nền kinh tế mạnh mẽ và lạm phát hạ nhiệt.
Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 11 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức 3,9% trong tháng trước xuống còn 3,7%. Trong tháng qua, nền kinh tế có thêm 199.000 việc làm, nhỉnh hơn so với ước tính 190.000 việc làm từ Dow Jones.
Tính chung cả tuần, Dow Jones tăng nhẹ, S&P 500 tăng 0,2%, Nasdaq tăng 0,7%.
Kết thúc phiên 8/12: Chỉ số Dow Jones tăng 130,49 điểm (+0,36%), lên 36.247,87 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 18,78 điểm (+0,41%), lên 4.604,37 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 63,98 điểm (+0,45%), lên 14.403,97 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đã tăng trở lại, sau khi đồng yên giảm từ mức đỉnh bốn tháng so với đồng USD.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,5% lên 32.791,80 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,47% lên 2.358,55 điểm.
"Đà tăng theo diện rộng, nhưng chúng ta có thể thấy rõ rằng phần lớn được thúc đẩy tự nhiên từ sự sụt giảm mạnh của tuần trước", Maki Sawada, chiến lược gia tại Nomura Securities cho biết.
Chứng khoán Mỹ, đặc biệt là cổ phiếu công nghệ cao đã tăng tích cực trong phiên thứ Sáu cũng đã ảnh hưởng tích cực đến nhóm cổ phiếu cùng ngành trên thị trường Tokyo hôm nay, với Tokyo Electron tăng 3,44% và đóng góp tới 76 điểm cho Nikkei 225.
Các nhà xuất khẩu cũng tăng, sau khi đồng yên đã suy yếu xuống 145,615 yên/USD với Nissan tăng 2,53% và Sony tăng 1,92%.
Cổ phiếu năng lượng cũng hoạt động tốt hơn sau khi giá dầu thô phục hồi, với chỉ số phụ tăng 3,22%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi các nhà đầu tư kỳ vọng sẽ có thêm hỗ trợ chính sách sau khi dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng tháng 11 giảm nhanh nhất trong ba năm.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,74% lên 2.991,44 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,59% lên 3.419,45 điểm.
Cục Thống kê tại Bắc Kinh hôm thứ Bảy cho biết giá tiêu dùng trong tháng 11 đã giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước, sau khi giảm 0,2% trong tháng 10. Đây là mức cao nhất kể từ mức giảm 0,5% vào tháng 11/2020.
Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chủ động, sẽ được tăng cường vừa phải, và thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, sẽ "linh hoạt, vừa phải, chính xác và hiệu quả", Bộ Chính trị nước này cho biết trong ngày thứ Sáu trước đó.
“Giảm phát sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và thu nhập của các doanh nghiệp, có khả năng dẫn đến tình trạng sa thải hàng loạt. Chừng nào tình trạng giảm phát còn kéo dài và các chính sách thịnh vượng chung không bị loại bỏ, bội số vốn chủ sở hữu thấp sẽ tạo ra một cái bẫy giá trị hơn là một cơ hội mua hấp dẫn”, Arthur Budaghyan, chiến lược gia trưởng về Trung Quốc tại BCA có trụ sở tại Montreal, cho biết.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, chịu ảnh hưởng bởi chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 3 năm, làm gia tăng nỗi lo về nền kinh tế giảm phát.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,81% xuống 16.201,49 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,17% xuống 5.532,49 điểm.
Cổ phiếu đáng chú ý là của Li Ning giảm 14%, sau khi công ty mua tòa nhà bán lẻ và văn phòng hỗn hợp 25 tầng ở North Point, Hồng Kông từ Henderson Land với giá 2,2 tỷ đô la Hồng Kông (282 triệu đô la Mỹ) để làm trụ sở chính.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, với các cổ phiếu lớn ngành chip nhận lực cầu tích cực.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 7,51 điểm, tương đương 0,3% lên 2.525,36 điểm.
Các thông tin đáng kể hôm nay có xuất khẩu của Hàn Quốc trong 10 ngày đầu tháng 12 tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ trưởng Tài chính nước này cho biết chính phủ sẽ thực hiện nỗ lực đưa trái phiếu vào FTSE Russell's World - Chỉ số Trái phiếu Chính phủ (WGBI) càng sớm càng tốt.
Trong số các cổ phiếu lớn, nhà sản xuất chip Samsung Electronics tăng 0,55% và SK Hynix tăng 1,1%.
Đáng chú ý là LIG Nex1 tăng 29,92% lên mức cao nhất gần 8 năm cao, sau thông báo vào thứ Sáu rằng họ đang mua cổ phần của công ty robot Ghost Robotics của Mỹ.
Kết thúc phiên 11/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 483,94 điểm (+1,50%), lên 32.791,80 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 21,88 điểm (+0,74%), lên 2.991,44 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 132,88 điểm (-0,81%), xuống 16.201,49 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 7,51 điểm (+0,30%), lên 2.525,36 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Cấp thêm room liệu có “thúc” tín dụng tăng cao?
Để đáp ứng cầu vốn cuối năm, một số ngân hàng xin nới hạn mức cho vay, nhưng bên cạnh đó không ít ngân hàng tín dụng khó tăng từ đầu năm tới nay, vì thế dư nợ được cho là khó tăng cao tháng cuối năm..>> Chi tiết
- Tiến về phía trước
Sau hơn 20 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách phục vụ công tác phát triển thị trường, quy mô, độ sâu và tính thanh khoản của TTCK được nâng cao..>> Chi tiết
- Sẵn sàng xu thế mới
Bên mua đã bắt đầu hành động khi duy trì nền giá trong tuần qua cao hơn 2 tuần trước đó..>> Chi tiết
- Xu hướng giá được cải thiện
VN-Index tuần qua dao động trong vùng 1.100 - 1.130 điểm, cả điểm số và thanh khoản đều được cải thiện so với tuần liền trước..>> Chi tiết
- Chủ tịch Fed đứng trước áp lực phải đưa ra kế hoạch cắt giảm lãi suất của Mỹ
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell phải đối mặt với khó khăn trong tuần này nhằm duy trì tính linh hoạt trong các kế hoạch chính sách của ngân hàng trung ương trước áp lực mạnh mẽ về việc tiết lộ thời điểm và mức độ cắt giảm lãi suất trong năm tới..>> Chi tiết