Chính quyền tại cả châu Âu và Bắc Mỹ đang đề xuất đưa vào áp dụng bộ luật mới yêu cầu ô tô phải có hệ thống kiểm soát tốc độ nghiêm ngặt. Lái nhanh vượt ẩu luôn là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông nhiều nhất. Một hệ thống kiểm soát tốc độ được cho là có khả năng hạn chế vấn đề đó.
Công nghệ hỗ trợ tốc độ thông minh (Intelligent Speed Assistance - ISA) đang được IIHS của Bắc Mỹ đề xuất đưa vào sử dụng từ năm 2025. Trong khi đó, tại châu Âu, ISA đã trở thành công nghệ bắt buộc trên xe mới ngay từ năm sau.
Công nghệ này dùng camera và GPS để quyết định tốc độ tối đa tuyến đường xe đang vận hành cho phép và cảnh báo người lái khi chạy quá tốc độ.
Một số hệ thống ISA tại châu Âu có khả năng giới hạn tốc độ thông minh bằng cách hạn chế công suất động cơ khi xe chạy quá tốc độ cho phép. Một số khác thì đơn giản là khóa tốc độ tối đa xe lại bằng đúng tốc độ biển báo hiển thị.
Tuy vậy, tại Mỹ, hệ thống này tạm thời mới chỉ có tác dụng nhắc nhở. Họ sẽ cân nhắc mở rộng yêu cầu với ISA (có khả năng áp tốc độ tối đa) như châu Âu trong tương lai.
Công nghệ này cũng sẽ chỉ áp dụng giới hạn với một số nhóm người lái, chẳng hạn nhóm người lái trẻ (có xu hướng bốc đồng) hay nhóm thường xuyên chạy quá tốc độ.
Việc giới hạn tốc độ trên ô tô có lợi ích và cũng có hạn chế nhất định. Ưu điểm của hệ thống này là hạn chế tai nạn giao thông từ tình trạng chạy xe quá tốc độ.
Tuy vậy, cứng nhắc giới hạn tốc độ xe người dùng ở một mức cho phép không phải tốt. Có những trường hợp người lái cần xử lý xe gấp ở tốc độ cao (chẳng hạn để tránh tai nạn) và công nghệ này sẽ vô tình "trói chân" họ. Ngay cả khi một số hệ thống ISA có thể tùy chỉnh mức giới hạn lỏng hơn, thao tác này khi được thực hiện đã là quá muộn.
Indonesia quyết định gắn thêm thiết bị giới hạn tốc độ cho xe buýt để ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc.