vĐồng tin tức tài chính 365

Cựu chủ tịch tỉnh Khánh Hòa thừa nhận 'biết sai nhưng vẫn phê duyệt'

2023-12-12 15:45

Chiều 11/12, phiên xử ông Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh, hai cựu chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; ông Đào Công Thiên, cựu phó chủ tịch tỉnh và ông Võ Tấn Thái, nguyên giám đốc sở Tài nguyên Môi trường về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí tiếp tục với phần xét hỏi. Tuy nhiên, ông Vinh, Thái xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe.

Ông Thắng bị cáo buộc đã đồng ý chủ trương thỏa thuận địa điểm đầu tư dự án khách sạn, căn hộ du lịch cao cấp Nha Trang Golden Gate (Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang làm chủ đầu tư) trên khu đất 14.000 m2 đường Trần Phú (đang được Công ty CP Điện lực Khánh Hòa quản lý, sử dụng); cấp giấy chứng nhận đầu tư; thỏa thuận phương án kiến trúc quy hoạch dù chưa được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư; chưa được lựa chọn theo đúng quy định của Luật Nhà ở dẫn đến việc giao đất và cho thuê đất không đúng căn cứ.

Sai phạm của ông Thắng và các bị cáo trong việc giao đất "vàng" làm dự án Nha Trang Golden Gate bị cho là gây thiệt hại gần 138 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, cựu chủ tịch tỉnh Khánh Hoà, tại phiên xét xử. Ảnh: Bùi Toàn

Ông Nguyễn Chiến Thắng, cựu chủ tịch tỉnh Khánh Hòa, tại phiên tòa chiều 11/12. Ảnh: Bùi Toàn

HĐXX dành nhiều thời gian thẩm vấn ông Thắng để làm rõ lý do thu hồi đất của Công ty CP Điện lực Khánh Hòa (đất sạch) giao cho doanh nghiệp mà không qua đấu thầu, đấu giá trong khi dự án này không thuộc diện Nhà Nước đứng ra thu hồi.

Ông Thắng khai, trước đó Công ty Cổ phần điện lực Khánh Hòa đã thỏa thuận với Công ty Đỉnh Vàng Nha Trang. Theo đó, nhà đầu tư đã chấp nhận chi trả tiền bồi thường là 16 tỷ đồng và Tổng Công ty điện lực Miền Trung số tiền 12 tỷ đồng.

"Do đó, dự án không thuộc diện đấu thầu, đấu giá theo quy định", bị cáo nói và cho biết Công ty Cổ phần điện lực Khánh Hòa đã tự thỏa thuận địa điểm đầu tư, tự thỏa thuận phương án kiến trúc quy hoạch nên khi Công ty Đỉnh Vàng Nha Trang có văn bản xin phép thì tỉnh đồng ý.

Tòa chất vấn: "Đất lúc đó chưa phải đất sạch thì doanh nghiệp có quyền tự đứng ra thỏa thuận bồi thường, di dời hay trách nhiệm này phải do cơ quan nhà nước đảm nhận?". Ông Thắng nói đây là vấn đề liên quan đến Luật Đất đai "nên xin phép tìm hiểu rồi sẽ trả lời sau".

Liên quan việc cho phép doanh nghiệp điều chỉnh dự án lên đến 56 tầng (trong khi quy hoạch chung TP Nha Trang được Chính phủ phê duyệt chỉ 40 tầng) và thêm hàng nghìn căn hộ, cựu chủ tịch giải thích giới hạn 40 tầng là do có sân bay Nha Trang. Còn sau khi sân bay dừng hoạt động thì thấy không cần hạn chế, sẽ lãng phí tài nguyên nên đã ký quyết định phê duyệt.

"Khi bị cáo đồng ý chủ trương, thỏa thuận phương án kiến trúc quy hoạch biết là sai nên đã xin phép Chính phủ. Khi Phó Thủ tướng có văn bản yêu cầu thực hiện đúng 40 tầng thì các lãnh đạo sau đã sửa sai, điều chỉnh số tầng, số căn cho phù hợp", ông Thắng phân trần và cho rằng hành vi của mình "chưa gây hậu quả".

Tuy nhiên, tòa cho rằng việc khắc phục sai phạm sau này không có nghĩa là bị cáo không sai. Ông Thắng là một lãnh đạo tỉnh, không thể biết sai quy định mà vẫn làm rồi xin điều chỉnh để hợp thức hóa cho sai phạm.

Khu đất trên đường Trần Phú được tỉnh Khánh Hòa giao doanh nghiệp xây khách sạn, căn hộ cao cấp. Ảnh:Bùi Toàn

Khu đất trên đường Trần Phú được tỉnh Khánh Hòa giao doanh nghiệp xây khách sạn, căn hộ cao cấp. Ảnh:Bùi Toàn

Được gọi lên thẩm vấn sau đó, ông Đào Công Thiên cho biết "do hoàn cảnh phân cấp quyền", dự án đã được UBND tỉnh cấp chứng nhận đầu tư nên bị cáo tin tưởng, tiếp tục thực hiện. Đến thời điểm hiện tại, ông vẫn thắc mắc không hiểu vì sao không phù hợp kế hoạch sử dụng đất ở địa phương, trong khi dự án này đã được thẩm định phù hợp quy hoạch đất ở, đất thương mại dịch vụ.

Cơ quan công tố cáo buộc, từ chỉ đạo của ông Thắng, Phó chủ tịch tỉnh Đào Công Thiên đã ký quyết định giao đất, thuê đất cho Công ty Đỉnh Vàng Nha Trang mà không đấu giá quyền sử dụng đất, không đúng đối tượng, không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất. Ông Thiên cũng là người phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Trong đó, hơn 8.220 m2 đất thương mại - dịch vụ trả tiền thuê một lần với giá trên 6,6 triệu đồng/m2; gần 4.700 m2 đất đô thị thu tiền sử dụng để xây căn hộ chung cư với giá 5,3 triệu đồng một m2; hơn 7.200 m2 còn lại không thu tiền sử dụng để làm công viên cây xanh, hệ thống giao thông, sân bãi. Nhưng năm sau, UBND tỉnh Khánh Hòa lại điều chỉnh 7.200 m2 đất trên thuộc loại "thuê đất trả tiền hàng năm".

Chủ đầu tư dự án đã nộp 75,9 tỷ đồng tiền thuê đất - được cho là quá thấp so với giá thị trường thời điểm đó.

Trả lời tòa, bị cáo Thiên cho biết trước đó làm Bí thư huyện uỷ, phần lớn thời gian chỉ tập trung làm về bộ máy đảng nên ít có thời gian học luật. Lúc ông ký các quyết định là mới được phân công là Phó chủ tịch tỉnh (phụ trách lĩnh vực đất đai) khoảng một tháng rưỡi, nên thiếu kinh nghiệm dẫn đến thiếu sót.

"Hàng ngày làm việc có rất nhiều văn bản nên bị cáo không thể đọc hết, không biết các cơ quan tham mưu họ yếu kém hay như nào. Khi ký giao đất, cho thuê đất bị cáo nghĩ đã qua bộ máy tham mưu với đủ cấp bậc, hơn 17 chữ ký khác nhau nên rất tin tưởng", nguyên phó chủ tịch tỉnh khai.

Ngày mai phiên tòa sẽ diễn ra phần tranh luận.

Theo cáo trạng, tháng 1/2013, Công ty Đỉnh Vàng có văn bản gửi UBND tỉnh Khánh Hòa xin địa điểm đầu tư khách sạn, căn hộ du lịch cao cấp trên khu đất 14.000 m2 đường Trần Phú. Đây là vị trí đắc địa, nằm giáp biển.

Hai tháng sau, Chủ tịch UBND Nguyễn Chiến Thắng có công văn đồng ý về chủ trương, với điều kiện công ty này phải có trách nhiệm làm việc với Công ty CP Điện lực Khánh Hòa để thống nhất phương án bồi thường. Tuy nhiên, UBND tỉnh sau đó lại thực hiện quy trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; ấn định mức bồi thường, hỗ trợ cho Công ty CP Điện lực Khánh Hòa và Trung tâm điều dưỡng Tổng công ty Điện lực Miền Trung.

Còn ông Lê Đức Vinh bị cáo buộc khi còn là Phó chủ tịch tỉnh đã ký các quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án, ký công văn chỉ đạo công tác bồi thường, xử lý tài sản trên đất tại dự án. Tháng 11/2015, với cương vị Chủ tịch UBND tỉnh, ông Vinh chỉ đạo bàn giao tài sản trên đất cho Công ty Đỉnh Vàng Nha Trang.

Nhà chức trách xác định, dự án Nha Trang Golden Gate không nằm trong quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Theo Luật Đất đai 2003, dự án này cũng không thuộc diện dự án phát triển kinh tế quan trọng để Nhà nước thu hồi đất, giao cho chủ đầu tư.

Chính vì vậy, việc UBND tỉnh thu hồi đất của Công ty CP Điện lực Khánh Hòa đang sử dụng rồi giao cho Công ty Đỉnh Vàng là trái quy định pháp luật.

Đối với cựu giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Võ Tấn Thái, nhà chức trách cáo buộc bị cáo đã làm trái quy định trong việc: ký các tờ trình tham mưu cho UBND tỉnh chỉ định nhà đầu tư; thỏa thuận địa điểm thực hiện dự án và tờ trình thẩm định cấp giấy chứng nhận đầu tư. Sau này, khi làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Thái ký tờ trình tham mưu UBND tỉnh giao, cho thuê đất trái luật.

Bùi Toàn

Xem thêm: lmth.6067864-teyud-ehp-nav-gnuhn-ias-teib-nahn-auht-aoh-hnahk-hnit-hcit-uhc-uuc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cựu chủ tịch tỉnh Khánh Hòa thừa nhận 'biết sai nhưng vẫn phê duyệt'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools