vĐồng tin tức tài chính 365

Vấn đề đang bức xúc thì không chờ 12 tháng mới giải trình

2023-12-14 09:49
Phiên họp chiều 13/12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phiên họp chiều 13/12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chiều 13/12, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tính từ Quốc hội khóa XIV đến nay, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đã thực hiện được 31 phiên giải trình và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, do chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan khi tiến hành tổ chức phiên giải trình này, nên việc tổ chức cũng gặp những khó khăn, lúng túng, thiếu thống nhất trong thực hiện việc quyết định lựa chọn vấn đề giải trình; việc xây dựng, ban hành kế hoạch tổ chức phiên giải trình, kết luận vấn đề được giải trình và theo dõi, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện kết luận vấn đề được giải trình...

Để khắc phục những bất cập, hạn chế đã và đang gặp phải, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết Hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả, tạo sự đồng bộ, thống nhất, đưa công tác giải trình đi vào nền nếp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, ông Cường nêu rõ.

Tổng thư ký Quốc hội cho hay, Dự thảo Nghị quyết gồm 21 điều chia thành 4 chương.

Chương I. Những quy định chung quy định về phạm vi điều chỉnh; phạm vi giải trình; nguyên tắc giải trình; tiêu chí lựa chọn người được yêu cầu giải trình, người tham gia giải trình; nguồn thông tin lựa chọn vấn đề giải trình; quyết định hoạt động giải trình; trách nhiệm, quyền của người được yêu cầu giải trình, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến trách nhiệm giải trình.

Chương II. Trình tự, thủ tục tổ chức hoạt động giải quy định về trình tự, thủ tục lựa chọn vấn đề giải trình, người được yêu cầu giải trình, người tham gia giải và các vấn đề khác có liên quan; công tác chuẩn bị, tổ chức phiên giải trình.

Chương III. Thực hiện Kết luận vấn đề được giải trình, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kết quy định về thực hiện Kết luận vấn đề được giải trình; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kết luận vấn đề được giải trình và báo cáo kết quả thực hiện Kết luận vấn đề được giải trình.

Chương IV. Điều khoản thi hành quy định về hiệu lực thi hành và tổ chức thi hành Nghị quyết.

Báo cáo ý kiến về dự thảo nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban này đồng tình với cơ quan soạn thảo và cho rằng Nghị quyết này không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà là văn bản hướng dẫn có tính chất cẩm nang để hướng dẫn thực hiện thống nhất việc tổ chức hoạt động giải trình của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

Về tiêu chí lựa chọn vấn đề được giải trình (Điều 4), ông Tùng nêu, điểm c khoản 1 Điều 4 hướng dẫn loại trừ không tiến hành giải trình đối với vấn đề đã ghi trong nghị quyết, kết luận, kiến nghị của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có hiệu lực thi hành chưa quá 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức phiên giải trình.

Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cân nhắc việc loại trừ này vì sẽ hạn chế quyền chủ động của các cơ quan của Quốc hội quyết định tổ chức phiên giải trình đối với vấn đề bức xúc phát sinh trong thực tiễn, được dư luận quan tâm mặc dù chưa hết thời hạn 12 tháng nêu trên.

“Thực tế trong các nghị quyết chất vấn, giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có không ít nội dung yêu cầu Chính phủ, các Bộ phải khẩn trương giải quyết ngay trong thời hạn 3 tháng, 6 tháng. Hết thời hạn này mà vấn đề chưa được giải quyết, dư luận bức xúc thì có thể tổ chức phiên giải trình để làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền có liên quan chứ không nên phải chờ qua 12 tháng”, ông Tùng nêu quan điểm.

Đồng tình quan điểm này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng không nên hạn chế thời gian 12 tháng nếu vấn đề đang bức xúc trong thực tế, cần được giải trình ngay.

Ông Định cũng hơn một lần nhấn mạnh không nên quy định hình thức phiên giải trình do 2 cơ quan của Quốc hội trở lên cùng tổ chức, đồng tình với quan điểm của Ủy ban Pháp luật là trong trường hợp vấn đề cần giải trình có nội dung phức tạp, liên quan đến lĩnh vực phụ trách của nhiều cơ quan của Quốc hội thì có thể đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hình thức giám sát phù hợp (có thể là hình thức chất vấn hoặc giám sát chuyên đề).

Sau thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất về nguyên tắc, đây là văn bản hướng dẫn, các cơ quan của Quốc hội tiến hành giải trình theo chức năng nhiệm vụ được phân công, số lượng phiên giải trình không chốt cứng mà tùy các cơ quan của Quốc hội quyết định.

Xem thêm: lmth.868533tsop-hnirt-iaig-iom-gnaht-21-ohc-gnohk-iht-cux-cub-gnad-ed-nav/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Vấn đề đang bức xúc thì không chờ 12 tháng mới giải trình”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools