vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất tăng 10 lần phụ cấp xét xử cho hội thẩm

2023-12-14 19:24

Chiều 13/12, trong buổi làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Pháp lệnh Chi phí tố tụng, Phó chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Tiến cho biết, thời gian qua TAND Tối cao nhận được nhiều kiến nghị về việc tăng mức bồi dưỡng cho hội thẩm nhân dân. Bởi mức bồi dưỡng 90.000 đồng/phiên tòa hoặc một ngày làm việc, nghiên cứu hồ sơ tại tòa án như hiện nay là rất thấp, không còn phù hợp, không bảo đảm quyền lợi cho hội thẩm.

Vì vậy, TAND Tối cao đề xuất quy định mức phụ cấp xét xử cho ngày thực tế tham gia phiên tòa, nghiên cứu hồ sơ của hội thẩm bằng 900.000 đồng - tương đương với mức thù lao cho luật sư tham gia tố tụng do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu.

Theo ông Tiến, việc này sẽ kịp thời khắc phục thực trạng mức chi quá thấp, không khuyến khích, động viên được hội thẩm tham gia nhiệm vụ xét xử tại tòa án.

Phó chánh án TAND tối cao Nguyễn Văn Tiến phát biểu tại phiên họp chiều 13/12. Ảnh: Media Quốc hội

Phó chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Tiến phát biểu tại phiên họp chiều 13/12. Ảnh: Media Quốc hội

Bên cạnh đó, TAND Tối cao cũng cho rằng, người hưởng lương từ ngân sách nhà nước (cán bộ, công chức, viên chức...) được hưởng phụ cấp xét xử cho hội thẩm khi tham gia xét xử là phù hợp với Nghị quyết số 27/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương.

Hội thẩm là người đại diện cho nhân dân tham gia xét xử tại tòa án. Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử, hội thẩm là cán bộ, công chức, viên chức không đại diện cho cơ quan, đơn vị mình; không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong vị trí việc làm mà họ được giao. Do vậy, việc họ được hưởng phụ cấp xét xử cho hội thẩm không mâu thuẫn với yêu cầu tại Nghị quyết số 27.

Phụ cấp xét xử cho hội thẩm tương đồng với phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng cho đối tượng làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao đã được định hướng trong Nghị quyết số 27. Phụ cấp xét xử cho hội thẩm không thuộc một trong các loại phụ cấp, khoản thu nhập ngoài lương mà Nghị quyết số 27 yêu cầu phải bãi bỏ.

Thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nói, Ủy ban cơ bản tán thành nâng mức chi cao hơn quy định hiện hành. Tuy nhiên, đề xuất nâng thù lao cho người làm chứng từ 50.000 đồng/ngày lên 200.000 đồng/ngày; phụ cấp xét xử của hội thẩm nâng từ 90.000 đồng/ngày lên 900.000 đồng/ngày là quá cao.

Ủy ban Tư pháp đề nghị cơ quan soạn thảo lý giải căn cứ sửa đổi các mức chi; tiếp tục cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng để bảo đảm đề xuất các mức chi phù hợp; bổ sung đánh giá tác động đầy đủ để bảo đảm tính khả thi của chính sách. Chính phủ có ý kiến đối với danh mục chi phí thù lao và phụ cấp xét xử kèm theo dự thảo pháp lệnh.

Hội thẩm nhân dân là người đại diện cho nhân dân tham gia phiên tòa để giám sát hoạt động xét xử của tòa án, đồng thời góp phần bảo đảm việc xét xử đúng đường lối, chính sách và pháp luật, nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Tại Điều 85 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014, Hội thẩm phải đáp ứng điều kiện sau: là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực; có kiến thức pháp luật; có hiểu biết xã hội; có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Hội thẩm dân dân thông thường là lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành tỉnh. Tòa án xét xử ở lĩnh vực nào sẽ mời hội thẩm nhân dân có kinh nghiệm về lĩnh vực đó. Theo Quyết định số 41/2012 của Thủ tướng, Hội thẩm được bồi dưỡng mức 90.000 đồng/ngày thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp, kể cả ngày làm việc nghiên cứu hồ sơ tại tòa án các cấp.

Sơn Hà

Xem thêm: lmth.2058864-maht-ioh-ohc-ux-tex-pac-uhp-nal-01-gnat-taux-ed/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề xuất tăng 10 lần phụ cấp xét xử cho hội thẩm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools