vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi, khí LNG

2023-12-16 08:09

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII) đến năm 2030, nguồn nhiệt điện khí phải đầu tư mới trên 30.420 MW, trong đó 75% là điện khí LNG (22.824 MW). Điện gió ngoài khơi sẽ đạt khoảng 6.000 MW vào 2030, có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý.

Tuy vậy, tại cuộc họp của Bộ Công Thương ngày 15/12, đại diện EVN, PVN nêu nhiều vướng mắc khi đầu tư, triển khai các dự án thuộc hai loại nguồn điện này. Thậm chí, hiện chưa có căn cứ pháp lý cho dự án điện gió ngoài khơi.

Còn điện khí LNG sau nhiều năm mới có một dự án - Nhơn Trạch 3&4 sắp vận hành vào cuối 2024 và giữa năm 2025, nhưng cũng gặp khó khi đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA). Một dự án khác là Điện khí Bạc Liêu được chấp thuận thủ tục đầu tư từ 2020, đến giờ vẫn chưa thể triển khai thêm gì. Các dự án còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Các tập đoàn, doanh nghiệp cho rằng cần có chủ trương của cấp có thẩm quyền về cơ chế đặc thù tháo gỡ các vướng mắc chưa được pháp luật quy định khi làm dự án điện gió ngoài khơi, điện khí LNG.

Họ kiến nghị Bộ Công Thương sớm báo cáo Chính phủ, Quốc hội xem xét ban hành nghị quyết, chủ trương về cơ chế với hai loại nguồn điện này.

Bộ Công Thương họp bàn giải pháp phát triển dự án điện gió ngoài khơi, điện khí LNG ngày 15/12. Ảnh: Dũng Cấn

Bộ Công Thương họp bàn giải pháp phát triển dự án điện gió ngoài khơi, điện khí LNG ngày 15/12. Ảnh: Dũng Cấn

Đề xuất này nhận được đồng tình từ Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Riêng dự án điện gió ngoài khơi, ông Diên nói, cần kiến nghị cấp có thẩm quyền đưa vào danh mục dự án quan trọng quốc gia để được áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt.

Thực tế, một dự án điện khí từ khâu chuẩn bị đầu tư (chọn nhà thầu, lập và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hay đàm phán hợp đồng mua bán điện) thường mất 7-8 năm. Với điện gió ngoài khơi, thời gian thực hiện 6-8 năm từ thời điểm khảo sát. Vì thế, việc đầu tư, triển khai các dự án đáp ứng tiến độ vận hành trước 2030 là thách thức.

Bộ trưởng Diên đề nghị EVN, PVN và các đơn vị rà soát quy định, đề xuất phương án cụ thể với Thủ tướng, Bộ Công Thương trước ngày 20/12. Đây sẽ là cơ sở để bộ báo cáo Chính phủ, kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết chuyên đề về cơ chế đặc thù thực hiện dự án điện khí, gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII.

Hoài Thu

Xem thêm: lmth.3059864-gnl-ihk-iohk-iaogn-oig-neid-ohc-uht-cad-ehc-oc-taux-ed/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề xuất cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi, khí LNG”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools