vĐồng tin tức tài chính 365

Không thể làm metro theo cách cũ!

2023-12-17 12:28
Tàu metro số 1 chạy trên cao đoạn qua TP. Thủ Đức - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tàu metro số 1 chạy trên cao đoạn qua TP. Thủ Đức - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nếu tiếp tục làm theo cách cũ, để hoàn thành 200km còn lại phải cần khoảng 50 - 70 năm, thậm chí 100 năm.

Kết luận 49 của Bộ Chính trị đã đề ra mục tiêu vào năm 2035, TP phải hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị theo quy hoạch. Vì vậy, TP.HCM phải có cách làm mới, đột phá để hoàn thành 200km metro còn lại trong 12 năm.

Thật khó có thể chấp nhận được một thành phố năng động, sáng tạo và được kỳ vọng có vị thế nổi trội ở khu vực mà đến thời điểm này chưa có một tuyến metro nào đi vào hoạt động.

Metro số 1 triển khai ì ạch, đội vốn, người dân bao lần thất vọng vì lùi tiến. Cũng bởi thế có người ví von, cả tuổi thanh xuân trôi qua mà chưa thể đi tàu.

Không có metro, các hoạch định về phát triển giao thông công cộng xứng tầm với siêu đô thị cũng chững lại. Hàng triệu người dân TP vẫn phải đi làm bằng xe cá nhân, từ cửa ngõ đến nội thành luôn trong tình trạng kẹt xe thường nhật.

Và trong khi TP.HCM đang loay hoay với tuyến số 1, một số đô thị lớn trên thế giới đã có bước đột phá về xây dựng mạng lưới metro.

Chẳng hạn, thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) với diện tích tương đương với TP.HCM đã khai trương tuyến đường sắt đô thị đầu tiên dài 21,4km vào năm 2004.

Đến nay, TP này có tới 16 tuyến với quãng đường hơn 547km được đưa vào khai thác. Từ nay đến 2035, Thâm Quyến có kế hoạch làm thêm gần 790km để nâng tổng chiều dài lên 1.335km.

So sánh như vậy để thấy rằng việc đổi mới về cách làm metro là cấp thiết, nếu chúng ta không muốn bị tụt hậu ngày càng xa với các đô thị trên thế giới. Vậy TP làm 200km trong 12 năm có khả thi?

Câu trả lời là sẽ là rất khó nếu phải triển khai thực hiện theo đúng trình tự các quy định hiện hành. Bởi khâu thủ tục vẫn còn rườm rà, trách nhiệm còn lòng vòng, là một trong những nguyên nhân đẩy lùi tiến độ, đội vốn, gây lãng phí xã hội cực lớn.

Như vậy, siêu đề án metro của TP.HCM phải cải tổ lại rất nhiều khâu. Đó là một tập hợp các cơ chế đột phá và vượt trội so với các quy định hiện hành về quản lý quy hoạch, đất đai, đầu tư, tài chính, xây dựng, giao thông, doanh nghiệp, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo hướng tiệm cận với các cơ chế phổ biến của các đô thị, quốc gia đã thành công về metro.

Bên cạnh đó, TP cũng phải rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai metro số 1, 2 để nhìn ra những vấn đề bất cập, phải thay đổi cho phù hợp. Bởi chắc chắn một điều metro số 1, 2 chậm không chỉ do mỗi cơ chế mà còn là vấn đề nội lực, cách quản trị dự án.

Dự án đường vành đai 3 đã lập kỷ lục về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng và trở thành dự án kiểu mẫu. Hy vọng tinh thần vành đai 3 cũng sẽ được khơi dậy trong siêu đề án metro. Dám nghĩ, dám làm sẽ đánh dấu một sự đột phá về chính sách, thể chế, công nghệ, nâng cao năng lực con người Việt Nam.

Đề án còn mở ra cơ hội cho doanh nghiệp trong nước chạm vào giấc mơ làm chủ công nghệ metro, không còn phải làm thuê ngay trên quê hương mình.

Với tinh thần này, hiện cả Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cùng tổ công tác, tổ chuyên gia đang làm ngày làm đêm để hoàn thiện đề án trong năm nay, sớm trình cấp thẩm quyền vào đầu năm 2024.

15 năm không xong 19,7km, TP.HCM phải thay đổi gì để làm tiếp 200km metro?15 năm không xong 19,7km, TP.HCM phải thay đổi gì để làm tiếp 200km metro?

Thông tin chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ về việc phải có cách làm mới để triển khai nhanh hơn các tuyến metro được bạn đọc rất quan tâm.

Xem thêm: mth.28055908071213202-uc-hcac-oeht-ortem-mal-eht-gnohk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không thể làm metro theo cách cũ!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools