vĐồng tin tức tài chính 365

Điện gió ở Việt Nam đầy rẫy, sao lại phải nhập từ Lào?

2023-12-19 10:02
Dự án điện gió tại Bình Định - Ảnh: Q.ĐỊNH

Dự án điện gió tại Bình Định - Ảnh: Q.ĐỊNH

Sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị phương án nhập khẩu điện gió của Nhà máy điện gió Trường Sơn từ Lào, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương góp ý về chủ trương này làm căn cứ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo tờ trình, EVN cho biết đã nhận được văn bản của chủ đầu tư - Công ty CP Đầu tư và phát triển năng lượng Việt Lào - đề xuất bán điện từ dự án điện gió Trường Sơn (công suất 250MW, vận hành từ quý 4-2025) tại tỉnh Bolikhamsai (Lào) cho Việt Nam.

EVN: giá nhập điện gió thấp hơn giá mua trong nước

Giá điện được chủ đầu tư cam kết với mức giá trần nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam cho loại hình nhà máy điện gió là 6,95 cents/kWh (tương đương 1.700 đồng/kWh).

Việc nhập khẩu điện từ Lào vào năm 2025, theo EVN, sẽ góp phần bổ sung nguồn điện để tăng cường khả năng đảm bảo cung ứng điện, giảm nguy cơ thiếu điện cho miền Bắc. Và theo tính toán của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, phương án đấu nối về TBA 220kV Đô Lương sẽ đáp ứng giải tỏa công suất từ dự án Nhà máy điện gió Trường Sơn.

So sánh giá trần điện gió nhập khẩu từ Lào và các nguồn khác, EVN cho rằng các nguồn điện gió nhập khẩu từ Lào có giá thành cạnh tranh hơn rất nhiều so với các nguồn điện gió trong nước được công nhận vận hành thương mại trước ngày 1-11-2021 khi EVN mua điện với giá 9,8 cent/kWh (hơn 2.380 đồng/kWh).

Nếu so với nguồn điện gió chuyển tiếp được huy động vừa qua với giá 1.587 đồng/kWh, mức giá nhập khẩu điện từ Lào cao hơn, nhưng khi nhập khẩu điện gió từ Lào, phía Việt Nam sẽ giảm được nguồn vốn cần đầu tư ban đầu cũng như không phải có các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường xã hội trong nước đối với địa điểm dự án.

Cần đảm bảo các nguồn công bằng, hiệu quả

Việc nhập khẩu điện gió từ Lào, theo EVN, là thực hiện đúng định hướng nhập khẩu điện được ký kết tại biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Lào. Quy mô công suất nhập khẩu tối thiểu đến năm 2020 khoảng 1.000MW, đến năm 2025 khoảng 3.000MW và đến năm 2030 khoảng 5.000MW.

Tuy nhiên, tổng công suất nguồn điện tại Lào đã được phê duyệt chủ trương nhập khẩu có thể đưa vào vận hành đến năm 2025 khoảng 1.977MW.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Vạn Thịnh - chủ tịch Hiệp hội Điện gió và mặt trời Bình Thuận - cho rằng EVN phải lựa chọn các nguồn có giá cạnh tranh trong bối cảnh đang lỗ lớn cũng như đảm bảo truyền tải và vận hành hệ thống hợp lý để cân đối tài chính.

"Vì vậy, việc nhập điện gió từ Lào cũng là bình thường", ông Thịnh nói nhưng đề nghị cần sớm hoàn thiện các cơ chế chính sách cho nhà đầu tư điện tái tạo trong nước.

Bởi các dự án điện tái tạo chuyển tiếp đã được EVN đàm phán và huy động nguồn điện, song việc ký kết hợp đồng mua bán điện vẫn còn nhiều trở ngại do liên quan thủ tục, khung giá phát điện của Bộ Công Thương đưa ra còn thấp. Vì vậy cần đẩy nhanh các quy trình, thủ tục để ký hợp đồng mua bán điện chính thức, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên.

"Đặc biệt EVN cần tuân thủ các hợp đồng đã ký với các chủ đầu tư điện tái tạo trong nước, đảm bảo huy động các nguồn công bằng, hiệu quả", ông Thịnh đề nghị.

Đề xuất nhập điện gió từ Lào, giá gần 7 cent/kWhĐề xuất nhập điện gió từ Lào, giá gần 7 cent/kWh

Trên cơ sở đề nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương đã đề nghị các bộ ngành, địa phương liên quan góp ý về chủ trương nhập điện gió của nhà máy điện gió Trường Sơn từ Lào về Việt Nam.

Xem thêm: mth.77950528091213202-oal-ut-pahn-iahp-ial-oas-yar-yad-man-teiv-o-oig-neid/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Điện gió ở Việt Nam đầy rẫy, sao lại phải nhập từ Lào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools