vĐồng tin tức tài chính 365

50 năm Hiệp định Paris - Những cuộc trao trả tù binh: Trước ngày trở về

2023-12-22 08:49
Các sĩ quan quân đội Chính phủ CMLTCHMNVN thảo luận với sĩ quan Mỹ về vấn đề trao đổi tù binh ở sân bay Lộc Ninh tháng 2-1973 - Ảnh tư liệu

Các sĩ quan quân đội Chính phủ CMLTCHMNVN thảo luận với sĩ quan Mỹ về vấn đề trao đổi tù binh ở sân bay Lộc Ninh tháng 2-1973 - Ảnh tư liệu

Tròn 50 năm Hiệp định Paris được ký kết về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, quyết định bước ngoặt lịch sử của cuộc chiến đẫm máu ở Việt Nam. Cùng với quân đội Mỹ phải rút hoàn toàn khỏi đất nước này, việc trao trả tù binh cũng được thực hiện đồng loạt.

Những chiến sĩ cách mạng vui mừng được trở về vòng tay đồng đội, trong khi các quân nhân, phi công Mỹ cũng được lên máy bay trở về đất nước của mình. Bình minh công cuộc thống nhất đất nước đầy xương máu đã bắt đầu ló dạng để dần đến thắng lợi cuối cùng...

"Nhận tin anh em đồng đội chuẩn bị được trở lại với mình, chúng tôi xúc động lắm, nhiều đêm không ngủ được, cứ hồi hộp chờ đợi. Đây là kế hoạch trao trả tù binh và tù chính trị lớn nhất, có ý nghĩa lịch sử cùng với việc quân đội Mỹ sẽ rút khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam theo các điều khoản của Hiệp định Paris được ký vào ngày 27-1-1973", đại tá Nguyễn Văn Lâm xúc động nhớ lại.

Đàm phán ở trại Davis

Đã sang tuổi 88, ông Nguyễn Văn Lâm nguyên là sĩ quan liên lạc đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa ở trại Davis, Sài Gòn, từ đầu năm 1973. Đây cũng là thời điểm việc trao trả tù binh - tù chính trị đang chuẩn bị được thực hiện đồng loạt ở nhiều địa điểm trên miền Nam Việt Nam mà hai điểm chính là ở Quảng Trị và Lộc Ninh (Bình Phước)...

Đoàn của đại tá Nguyễn Văn Lâm được máy bay C130 của không quân Mỹ và do chính phi công Mỹ lái chở từ phi trường Gia Lâm, Hà Nội vào Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. Về sau cũng chính những chiếc máy bay và phi công này đi nhận tù binh là quân nhân Mỹ và trao trả các chiến sĩ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CMLTCHMNVN) tại các địa điểm ở Hà Nội, Quảng Trị, Lộc Ninh...

Ông Lâm nhớ lại những ngày ở trại Davis, đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa và đoàn Chính phủ CMLTCHMNVN đã có nhiều cuộc họp bàn quan trọng về vấn đề trao trả tù binh để bảo đảm được sự an toàn tốt nhất cho đồng đội mình sau thời gian bị tù đày. Hiệp định Paris đầu năm 1973 quy định việc trao trả tù binh. Còn trại Davis chính là nơi mà đại diện các đoàn cách mạng đàm phán với Mỹ và Việt Nam Cộng hòa về việc thực thi cụ thể như thế nào, đặc biệt là việc đón nhận ra sao.

Trong khi đó, "thủ đô kháng chiến" Lộc Ninh ngay từ cuối tháng 1-1973, việc chuẩn bị cho các cuộc trao trả tù binh cũng được khẩn trương thực hiện. Bà Nguyễn Thị Ráo, tức bà Ba Thi, được Trung ương Cục miền Nam cử tham gia vào lãnh đạo ban tiếp đón các đồng đội trở về. Một công việc quan trọng mà bà Ba Thi rất xúc động khi vinh dự được đảm nhận và cũng hồi hộp vì chưa từng thực hiện trọng trách này trong cuộc đời kháng chiến kể từ thời kỳ chống Pháp của bà.

Địa điểm trao trả được quy định là sân bay Lộc Ninh, nơi trước đó vừa diễn ra cuộc tiễn đưa đặc biệt phái đoàn đại biểu quân sự Chính phủ CMLTCHMNVN do tướng Trần Văn Trà lãnh đạo bay về trại Davis, Sài Gòn để tham gia phiên họp bốn bên lần thứ nhất về các vấn đề thực thi nội dung Hiệp định Paris. Nói là sân bay, thật ra Lộc Ninh ngày ấy chỉ có đường băng dã chiến và chủ yếu là nền đất phải sửa sang liên tục vì chịu sự tàn phá khốc liệt của bom đạn.

Nhận nhiệm vụ quan trọng, bà Ba Thi họp bàn khẳng định dù thời chiến khó khăn thế nào cũng phải chuẩn bị việc trao đổi tù binh tốt nhất để thể hiện cho đối phương thấy tầm cao cách mạng và cũng là cho ngày trở về bên đồng đội của anh em mình thật ấm áp, đủ đầy.

Vừa thực hiện dựng các khu vực lán trại, bàn ghế, khẩu hiệu tiếp đón, bà vừa tỉ mỉ lo đến từng ấm trà, quày dừa tươi, hộp sữa, nồi cháo gà cho đồng đội phục hồi sức khỏe sau ngày tháng tù đày, rồi cả may quần áo mới cho anh em thay bộ đồ lao tù. Công việc hậu cần này chủ yếu được giao các má, các chị thực hiện mà bà Ba Thi là người đứng đầu đầy trách nhiệm.

Trực thăng quân đội Sài Gòn và Mỹ hạ cánh xuống sân bay Lộc Ninh trong nhiệm vụ trao trả tù binh tháng 2-1973 - Ảnh tư liệu

Trực thăng quân đội Sài Gòn và Mỹ hạ cánh xuống sân bay Lộc Ninh trong nhiệm vụ trao trả tù binh tháng 2-1973 - Ảnh tư liệu

Hành lang bay trao trả tù binh

Trước cuộc trao trả đầu tiên diễn ra vào ngày 12-2-1973, "thủ đô kháng chiến" Lộc Ninh cũng đã đón nhận những chuyến bay khảo sát đặc biệt của quân đội Sài Gòn. Những cuộc đàm phán ở trại Davis đã thống nhất hành lang bay an toàn để thực hiện nhiệm vụ này là dọc theo quốc lộ 13. Nếu các chuyến bay thực hiện đúng không trình này sẽ được bảo đảm không bị cao xạ của quân cách mạng nhắm bắn. 

Máy bay làm nhiệm vụ này chủ yếu là hai loại vận tải cơ C130 và trực thăng của quân đội Mỹ và Sài Gòn. Ngoài nhiệm vụ chở đi trả tù binh và đón nhận người của mình, các máy bay trực thăng còn có nhiệm vụ chở đoàn giám sát là các sĩ quan ở trại Davis và đại diện ủy ban giám sát từ các đoàn Canada, Ba Lan, Hungary, Indonesia. Dù đều là máy bay quân sự, nhưng quy định buộc phải tháo dỡ hệ thống vũ khí khi bay thực hiện các nhiệm vụ trao trả tù binh.

Những chuyến bay ngắn Sài Gòn - Lộc Ninh tưởng chừng đơn giản nhưng thật sự là cuộc đấu trí căng thẳng giữa những người vẫn đang ở hai bên chiến tuyến và thực tế chiến trường vẫn chưa hề im tiếng súng ngoài hành lang bay an toàn này. 

Hồi ức của thiếu tướng Đoàn Huyên, thành viên Đoàn đại biểu Chính phủ CMLTCHMNVN tại Hội nghị Paris và là phó trưởng Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ CMLTCHMNVN trong Ban liên hợp bốn bên ở trại Davis, đã ghi lại:

"Theo Hiệp định Paris, Ban liên hợp quân sự bốn bên trung ương hoạt động trong 60 ngày kể từ 28-1-1973 và có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp của các bên thực hiện các điều khoản về ngừng bắn, rút quân Mỹ và quân nước ngoài ra khỏi miền Nam Việt Nam, trao trả nhân viên quân sự các bên và thường dân nước ngoài bị bắt, giúp đỡ nhau tìm kiếm những tin tức về những người bị mất tích trong chiến đấu. Ban liên hợp quân sự làm việc theo nguyên tắc hiệp thương và nhất trí giữa bốn bên...

Mỹ muốn được trao trả người của họ bị bắt thì họ cũng buộc phải đáp ứng đòi hỏi của ta, buộc phía Sài Gòn thực hiện trao trả người. Trong vấn đề này có sức ép của Mỹ, nên dù miễn cưỡng, phía Sài Gòn cũng phải đi vào thực hiện nhưng tìm cách gây khó khăn".

Hồi ức của bà Ba Thi cũng kể lại những vấn đề phức tạp này, trong đó có cả việc nhận diện những tù binh là người bị phía bên kia "cài cắm" rất phức tạp...

Nhiều chiến sĩ đã mừng đến chảy nước mắt khi được trở về trong vòng tay đồng đội. Và cũng có những người lính phía bên kia đã xin ở lại để tham gia hàng ngũ quân cách mạng.

Điều 1 Nghị định thư về việc trao trả nhân viên quân sự bị bắt, thường dân nước ngoài bị bắt và nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ được ký kết ngày 27-1-1973 có các nội dung:

Các bên ký kết Hiệp định thư sẽ trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt như sau:

- Tất cả nhân viên quân sự của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác bị bắt sẽ được trao trả cho nhà chức trách của Hoa Kỳ.

- Tất cả nhân viên quân sự Việt Nam bị bắt, thuộc các lực lượng vũ trang chính quy hoặc không chính quy, sẽ được trao trả cho hai bên miền Nam Việt Nam; những người này phục vụ dưới sự chỉ huy của bên miền Nam Việt Nam nào thì sẽ được trao trả cho bên miền Nam Việt Nam đó.

_________________________________________

Kỳ tới: Giọt nước mắt vui mừng ngày trở về

Kỷ niệm Hiệp định hòa bình Paris: 50 năm ấy biết bao nhiêu tìnhKỷ niệm Hiệp định hòa bình Paris: 50 năm ấy biết bao nhiêu tình

Cách đây đúng nửa thế kỷ, năm 1973, Việt Nam ký Hiệp định hòa bình Paris - chính thức chấm dứt chiến tranh, thiết lập hòa bình. Cũng từ năm cột mốc lịch sử này, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 20 quốc gia trên thế giới.

Xem thêm: mth.37193852212213202-ev-ort-yagn-court-hnib-ut-art-oart-couc-gnuhn-sirap-hnid-peih-man-05/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“50 năm Hiệp định Paris - Những cuộc trao trả tù binh: Trước ngày trở về”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools