vĐồng tin tức tài chính 365

Mỹ - Israel đau đầu vì 'chảo lửa' Biển Đỏ

2023-12-26 10:02
Tàu chở hàng Galaxy Leader treo cờ Bahamas bị các tàu của Houthi áp sát trên Biển Đỏ, ảnh được đăng ngày 20-11. Ảnh nhỏ: Khu vực Biển Đỏ (Hồng Hải)  - Ảnh: REUTERS, GOOGLE MAP

Tàu chở hàng Galaxy Leader treo cờ Bahamas bị các tàu của Houthi áp sát trên Biển Đỏ, ảnh được đăng ngày 20-11. Ảnh nhỏ: Khu vực Biển Đỏ (Hồng Hải) - Ảnh: REUTERS, GOOGLE MAP

Nhằm bảo vệ các chuyến tàu hàng đi qua Biển Đỏ, Mỹ tuyên bố thành lập một liên minh trên vùng biển này với tên gọi Chiến dịch Bảo vệ thịnh vượng (OPG). Nhưng sáng kiến này có vẻ khó thành công.

Hôm 24-12, Hãng tin AFP dẫn lời một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha cho biết nước này sẽ không tham gia sáng kiến OPG do Mỹ dẫn dắt ở Biển Đỏ, tuyến hàng hải quan trọng ở vùng vịnh nối châu Âu và châu Á.

"Chảo lửa" mới?

Giữa tuần trước, Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định 20 quốc gia đã tham gia sáng kiến liên minh của Mỹ nhằm bảo vệ tuyến hàng hải ở Biển Đỏ. Sáng kiến có tên OPG này được Mỹ đưa ra sau khi tổ chức Houthi của người Hồi giáo tại Yemen thực hiện một số vụ tấn công nhằm vào tàu chở hàng trên vùng biển này.

Nói cách khác, OPG được thành lập như một lực lượng cảnh sát biển đa quốc gia với mục tiêu bảo vệ tàu hàng khỏi các đợt tấn công trên. Với tầm quan trọng của Biển Đỏ, khu vực đi lại của 12% thương mại toàn cầu và 30% lưu lượng container mỗi năm, việc bảo vệ tàu hàng ở nơi này là chuyện hệ trọng của nhiều quốc gia. Nhưng thực tế không như vậy.

Tây Ban Nha là nước mới nhất tuyên bố không tham gia sáng kiến OPG của Mỹ, sau hai đồng minh Pháp và Ý. Cùng với lời khước từ của một số quốc gia Ả Rập, hiện nay chỉ còn một số nước vẫn chính thức tham gia OPG cùng Mỹ như Anh, Na Uy, Hà Lan, Hy Lạp, Canada và Úc. 

Trong số này, Úc nói sẽ đưa sáu quân nhân tới hỗ trợ nhưng nhấn mạnh sẽ không gửi "một con tàu hay một máy bay nào" tới Trung Đông. Canberra khẳng định ưu tiên vẫn là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Các nước từ chối tham gia có nhiều lý do khác nhau cho quyết định của họ. Nhưng giới quan sát cho rằng nguyên nhân sâu xa nhiều khả năng bắt nguồn từ việc lo ngại dấn vào một cuộc xung đột lớn tại Trung Đông.

Houthi được xem là một tổ chức do Iran bảo trợ. Họ đã kiểm soát thủ đô Sanaa của Yemen và hiện cũng ở vị trí đắc địa tại Biển Đỏ khi trấn giữ eo biển Bab al-Mandab, khu vực rất hẹp nối Biển Đỏ với biển Ả Rập đổ ra Ấn Độ Dương. Hôm 24-12, người phát ngôn của Houthi ở Yemen Mohammed Abdul-Salam cảnh báo Biển Đỏ sẽ là "đấu trường rực lửa" nếu Mỹ và đồng minh tiếp tục "các hành vi bắt nạt".

Theo Đài Al Jazeera, sáng kiến OPG không đơn thuần là ý tưởng hộ tống tàu qua khu vực này. Nhiều ngày gần đây đã có thêm lo ngại về nguy cơ leo thang căng thẳng dẫn tới việc Biển Đỏ trở thành mặt trận mới cho các nước lớn trong khu vực.

Khó cho liên minh Biển Đỏ

Thái độ quay lưng của nhiều nước với OPG, kể cả các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), phản ánh một số nhận định của giới quan sát về việc Mỹ đang rất mạo hiểm trong sáng kiến này.

Hải quân Mỹ vốn dĩ đã có sự hiện diện của nhiều tàu trong khu vực. Nhưng bên cạnh chuyện khó đủ tiềm lực để bao quát nhiệm vụ, Washington còn gặp phải tình huống tiến thoái lưỡng nan.

Các đợt tấn công của Houthi đa số được thực hiện bằng tên lửa và máy bay không người lái. Về lý thuyết, rất khó để bất kỳ một lực lượng "cảnh sát biển" nào có thể liên tục chống đỡ những màn tấn công chi phí thấp như vậy. Cách hiệu quả nhất là đánh vào những cơ sở phóng tên lửa và máy bay của Houthi, nhưng việc này không khác gì chính thức tuyên chiến với Houthi ở Yemen.

Mỹ đến nay chưa trả đũa theo cách trên vì không muốn biến xung đột giữa Israel và tổ chức Hồi giáo Hamas của người Palestine thành một cuộc chiến tranh lan rộng trong khu vực. Ngược lại, Houthi công khai khẳng định tấn công tàu hàng ở Biển Đỏ nhằm phản đối việc Israel tấn công Dải Gaza làm chết khoảng 20.000 người trong chưa đầy ba tháng qua.

Bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Houthi cũng sẽ bị lực lượng này diễn giải thành một hành động "tiếp sức cho Israel". Với thực tế nhiều nước, kể cả phương Tây, đang kêu gọi Israel ngừng bắn vì lo ngại vấn đề nhân đạo, Houthi đã dùng nước cờ cao tay đẩy Mỹ và đồng minh vào thế khó.

Một lý do nữa để Houthi tự tin nằm ở Saudi Arabia. Sau khi kiểm soát Sanaa và hầu hết phía bắc Yemen, Houthi đã khiến Saudi Arabia mở cuộc đàm phán hòa bình. Nếu Mỹ tấn công Houthi, đối với Saudi Arabia sẽ là hành động làm gián đoạn nỗ lực đàm phán trên - Trung tâm Wilson của Mỹ phân tích.

Tàu hàng Maersk trở lại Biển Đỏ

Hôm 24-12, hãng tàu container lớn nhất thế giới Maersk thông báo đang chuẩn bị hoạt động trở lại ở Biển Đỏ và vịnh Aden. Trước đó, Maersk đã dừng các chuyến tàu hàng đi qua eo biển Bab al-Mandab trong tháng 12 vì các cuộc tấn công diễn ra tại đây, nhưng việc Mỹ bắt đầu triển khai sáng kiến OPG là nguyên nhân khiến công ty Đan Mạch quyết định quay lại tuyến đường cũ.

"Tính tới chủ nhật 24-12-2023, chúng tôi đã có thông tin xác nhận rằng sáng kiến an ninh đa quốc gia OPG được công bố trước đó nay đã được thiết lập và triển khai nhằm cho phép thương mại hàng hải di chuyển qua Biển Đỏ/vịnh Aden, và một lần nữa quay lại sử dụng kênh đào Suez như một tuyến đường giữa châu Á và châu Âu. Với hoạt động của sáng kiến OPG, chúng tôi đang chuẩn bị cho phép tàu hàng quay lại quá cảnh qua Biển Đỏ cả theo hướng đông lẫn tây", tuyên bố của Maersk nêu.

Hãng tàu lớn thông báo tiếp tục vận chuyển ở Biển ĐỏHãng tàu lớn thông báo tiếp tục vận chuyển ở Biển Đỏ

Hãng tàu Maersk của Đan Mạch thông báo sẽ khởi động lại hoạt động ở Biển Đỏ, sau khi việc vận chuyển ở đây bị tạm dừng vì đe dọa tấn công của nhóm phiến quân Houthi đến từ Yemen.

Xem thêm: mth.84681352252213202-od-neib-aul-oahc-iv-uad-uad-learsi-ym/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mỹ - Israel đau đầu vì 'chảo lửa' Biển Đỏ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools