vĐồng tin tức tài chính 365

30 năm trở thành siêu cường tàu ngầm của Hàn Quốc

2023-12-26 13:41
Lễ hạ thủy một chiếc tàu ngầm của Hàn Quốc - Ảnh: NATIONAL INTEREST

Lễ hạ thủy một chiếc tàu ngầm của Hàn Quốc - Ảnh: NATIONAL INTEREST

Theo tạp chí National Interest, chương trình tàu ngầm tấn công (KSS) của Hàn Quốc là một nỗ lực không ngừng nghỉ, bắt đầu từ những năm 1990, nhằm ngăn chặn các tàu ngầm và tàu mặt nước bên ngoài, bảo vệ các căn cứ hải quân, đảm bảo thông tin liên lạc bờ biển cũng như thực hiện nhiệm vụ trinh sát.

Chương trình KSS huy động tổng cộng 27 tàu ngầm tấn công diesel - điện. KSS này là dự án gồm ba giai đoạn, nhằm xây dựng lực lượng tàu ngầm cho Hải quân Hàn Quốc (ROK).

Trong giai đoạn đầu của chương trình tàu ngầm này (còn được gọi là KSS–I) vào những năm 1990, Hàn Quốc đã mua thêm 9 tàu ngầm lớp Jang Bogo 1.200 tấn.

Trong khi ở giai đoạn thứ hai (KSS-II), ROK đã mua thêm 9 tàu ngầm 1.800 tấn - loại tàu ngầm kiểu 214 được trang bị động cơ đẩy không khí độc lập (AIP). Những chiếc tàu ngầm lớp Sohn Wonyil này còn có khả năng phóng tên lửa hành trình.

Là một phần trong giai đoạn thứ ba của chương trình (KSS-III), Seoul đã tiến hành đóng hai trong số chín chiếc tàu ngầm Dosan Ahn Changho - những chiếc tàu ngầm có khả năng bắn tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).

Các tàu ngầm thuộc giai đoạn KSS-III có kích thước lớn hơn đáng kể so với thế hệ tàu ngầm thuộc KSS-II do Đức thiết kế trước đây.

Theo Viện nghiên cứu Hải quân Mỹ, tàu ngầm lớp Dosan Ahn Changho được trang bị thiết bị phóng thẳng đứng (VLS) cải tiến ở phía trên cánh buồm. Trong đó, thiết bị VLS có thể mang theo sáu SLBM được trang bị vũ khí thông thường để tấn công các mục tiêu trên mặt đất.

Trong tháng 12 vừa qua, hãng đóng tàu Hanwha Ocean - một trong ba hãng đóng tàu hàng đầu Hàn Quốc - đã ký hợp đồng với Viện nghiên cứu kế hoạch và tiến bộ công nghệ quốc phòng, thuộc Chính phủ Hàn Quốc, để phát triển tàu ngầm tàng hình có khả năng hoạt động cao hơn.

Trước đó, hồi tháng 11, đô đốc Kim Myung Soo, người được đề cử vị trí tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, tuyên bố rằng nước này cần có tàu ngầm hạt nhân, bất chấp thỏa thuận hạt nhân Hàn - Mỹ.

Thỏa thuận hạt nhân dân sự Mỹ - Hàn (còn được gọi là Thỏa thuận 123) được ký nhằm tăng cường mối quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Hàn Quốc trên các vấn đề chính trị, kinh tế, năng lượng, khoa học và công nghệ.

Theo ông Kim, thỏa thuận hạt nhân hiện tại giữa Hàn Quốc và Mỹ làm hạn chế khả năng sử dụng hạt nhân với mục đích quân sự.

Vì thế, thời gian gần đây giới chức Seoul đang kêu gọi sửa đổi một phần thỏa thuận để có thể sử dụng các tàu ngầm hạt nhân.

Lo Triều Tiên thử tên lửa, Mỹ đưa thêm tàu ngầm hạt nhân cập cảng Hàn QuốcLo Triều Tiên thử tên lửa, Mỹ đưa thêm tàu ngầm hạt nhân cập cảng Hàn Quốc

Sáng 17-12, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Missouri của Mỹ cập cảng Busan, ngay sau cuộc gặp của nhóm cố vấn hạt nhân Mỹ - Hàn.

Xem thêm: mth.68670641162213202-couq-nah-auc-magn-uat-gnouc-ueis-hnaht-ort-man-03/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“30 năm trở thành siêu cường tàu ngầm của Hàn Quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools