vĐồng tin tức tài chính 365

Con kiểm tra học kỳ, cha mẹ bấn loạn

2023-12-27 11:15
Một học sinh ở TP.HCM “quay cuồng” với các đề ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ 1 - Ảnh: SƠN NAM

Một học sinh ở TP.HCM “quay cuồng” với các đề ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ 1 - Ảnh: SƠN NAM

Học sinh cả nước đang kiểm tra học kỳ 1 năm học 2023 - 2024. Tưởng rằng với việc thực hiện chương trình mới, việc thi cử, đánh giá cũng sẽ "mới", theo hướng nhẹ nhàng, chủ yếu đánh giá sự tiến bộ, coi trọng việc động viên, khuyến khích học sinh, tuy nhiên thực tế thì khác.

Dù muốn đổi mới nhưng nhiều thầy cô, nhà trường cho biết nhiều áp lực bủa vây khiến việc thi cử, kiểm tra vẫn "lối cũ ta về".

"Núi" bài tập ôn kiểm tra học kỳ

Hai tuần trở lại đây, ngày nào anh Hưng cũng bấn loạn với một loạt bài ôn tập kiểm tra học kỳ 1 của con, đang là học sinh lớp 7 tại TP.HCM. Tối nào cha con anh cũng vật lộn với các bài ôn tập của con đến 11h - 12h đêm vẫn chưa xong.

Trường THCS nơi K., con anh Hưng, đang theo học đã bắt đầu ra bài ôn tập cho học sinh cách đây gần một tháng.

Mỗi môn học (khoảng 7 - 8 môn lấy điểm) đều được nhà trường cho đề cương ôn tập với số lượng bài vở rất lớn. Các bài ôn tập này đều được giáo viên gửi để phụ huynh in ra cho con ôn tập. 

Anh Hưng kể có những môn học giáo viên cho đến năm bài ôn tập dài và một số đề rất khó, con anh không hiểu đề, không hiểu cách làm nên về hỏi cha mẹ.

Với K. là một học sinh sáng dạ, nhanh nhẹn nhưng với số lượng bài vở ôn tập nhiều như vậy lại toàn ghi nhớ, học thuộc nên rất nhiều bài em không thể làm được.

"Nhất là đề văn, nhiều đề con tôi không hiểu. Đi làm đã mệt, về nhà tôi lại phải cùng con soạn bài ôn tập, giảng giải cho con rất nhiều vấn đề của bài học.

Thậm chí có những bài tôi còn phải làm giúp vì con không hiểu gì, không làm được. Tôi không biết trên trường giáo viên dạy thế nào mà con không hiểu bài. Sau đó, con phải học thuộc những bài rất dài mà hai cha con đã cùng soạn ra đó", anh Hưng bộc bạch.

Anh Hưng cũng cho biết thêm nhiều lúc cũng muốn để con tự học bài, tự làm bài nhưng với khối lượng bài ôn tập quá nhiều, môn học nào cũng phải ôn tập như vậy nên không xuể. Hơn nữa, nếu con không hiểu bài thì điểm thi sẽ thấp, con phải đi học phụ đạo.

Trong những ngày ôn thi chuẩn bị cho học kỳ 1, con anh thường xuyên phải học bài muộn, phải đi học thêm một số môn học nên giấc ngủ của con rất thất thường.

"Con ngủ không được, tôi ngủ không được. Tôi không hiểu sao trường bắt thuộc cả những bài thơ dài ngoằng, cho nhiều bài như vậy để làm gì", anh Hưng mệt mỏi ta thán.

Phải học thuộc lòng

Chị Bình có ba con đang học ba cấp học gồm: tiểu học, THCS, THPT và đều đang theo học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại các trường công lập ở TP.HCM.

Trong khi bậc THPT đã kiểm tra học kỳ 1 xong rồi, bậc THCS đang còn thi một số môn nữa mới hết thì bậc tiểu học đang trong giai đoạn ôn tập, chuẩn bị thi.

"Tôi tá hỏa với việc các con mang đề ôn tập về nhà để ôn thi như vậy. Các con đều phải học thuộc lòng rất nhiều dù hình thức thi là thế nào.

Có vẻ càng ngày học sinh càng phải học thuộc nhiều hơn vì kiến thức bây giờ không chỉ nằm trong sách giáo khoa nữa", chị Bình lo lắng nói.

Tương tự, chị Hạnh, phụ huynh có con năm nay học lớp 4 tại một trường tiểu học ở TP.HCM, kể năm nay để ôn thi cho học kỳ 1, như môn lịch sử, có hôm con mang về nhà 17 câu hỏi để "học thuộc".

Con chị cứ cầm tờ ôn tập đó học thuộc theo ý của giáo viên. Lên lớp giáo viên sẽ kiểm tra việc học thuộc của học sinh. "Tất nhiên, không phải một ngày cô yêu cầu thuộc luôn 17 câu mà 17 câu đó sẽ phải thuộc trong 3 - 4 ngày, mỗi ngày cô sẽ kiểm tra khoảng 5 câu", chị Hạnh tâm sự.

Có con đang học lớp 7, anh Nguyên kể rằng anh cũng "rầu lắm" vì việc ôn thi học kỳ của con anh. "Đi học về tắm rửa, ăn cơm là con vào ngay bàn học nhưng hôm nào 12h hơn vẫn chưa được đi ngủ, có ngày học đến 1h - 2h sáng.

Như môn văn, giờ thầy cô nói không thi những ngữ liệu có trong sách giáo khoa nên cho một loạt bài văn, bài thơ yêu cầu về học thuộc trích đoạn hoặc thuộc cả bài. Môn khoa học cũng thế, thuộc rất nhiều...

Tôi thấy bản thân mình mà học vậy cũng không học nổi, thương con quá mà không biết phải làm thế nào", anh tâm sự.

Một học sinh lớp 11 tại một trường THPT ở TP.HCM kể với Tuổi Trẻ rằng bình thường việc học tập và làm bài trên trường đã rất nhiều, trong những ngày ôn thi học kỳ bài ôn tập còn nhiều hơn rất nhiều.

"Em phải uống cà phê mới có thể tỉnh táo để học tiếp. Buổi ngày lên trường thấy buồn ngủ, uể oải lắm", em học sinh này than.

40 đề ôn tập

Theo một học sinh lớp 7 tại TP.HCM, riêng trong đợt ôn thi học kỳ 1 vừa qua với 8 môn học (lấy điểm), trung bình mỗi môn học có khoảng 5 đề thi được giáo viên ôn tập cho học sinh.

Em cho biết: "Có những môn giáo viên sẽ cho nhiều đề hơn, có những môn giáo viên sẽ cho ít đề hơn, tổng cộng khoảng 40 đề.

Phần lớn đề ôn tập đó thầy cô giáo cho về nhà để làm và sẽ ôn lại ở trên lớp. Nhưng vì học thuộc nhiều nên em và các bạn vẫn hay quên, không nhớ nổi".

"Thư tới đây đã dài rồi..."

Chị Lương có con học lớp 4 một trường tiểu học tại TP.HCM kể câu chuyện cười ra nước mắt. Mấy hôm nay con trai chị được cô giáo yêu cầu về nhà ôn tập môn tiếng Việt với đề là viết một bức thư gửi bạn.

Con chị trầy trật viết đi viết lại bức thư theo mẫu được cô hướng dẫn, tới gần cuối thư thì "Thư tới đây đã dài rồi...". "Tôi nói với con là thư con mới viết được mấy dòng đã kết thúc, sao con lại viết "đã dài rồi".

Con đáp: Cô nói con phải viết như vậy mới... đúng. Tôi tưởng chuyện văn mẫu đã cáo chung từ lâu rồi, ai ngờ...", chị Lương nói.

Học từ sáng tới tối, cuối tuần cũng học, còn đâu tuổi thơ của con?Học từ sáng tới tối, cuối tuần cũng học, còn đâu tuổi thơ của con?

Mở mắt ra là đi học, tối mịt về đến nhà cũng lại học tiếp, nhiều trẻ em ở thành phố đang bị đánh mất tuổi thơ.

Xem thêm: mth.91361848072213202-naol-nab-em-ahc-yk-coh-art-meik-noc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Con kiểm tra học kỳ, cha mẹ bấn loạn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools