vĐồng tin tức tài chính 365

Vốn rẻ chưa tới tay doanh nghiệp

2023-12-28 13:28

Tín dụng cải thiện

Tính đến ngày 13/12/2023, tín dụng toàn ngành ngân hàng tăng trưởng 9,87% so với đầu năm, thông tin này được bà Bùi Thúy Hằng, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024. Trước đó, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/11/2023, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 9,15%. Như vậy, chỉ trong 13 ngày, tín dụng đã tăng thêm khoảng 85.800 tỷ đồng. Mức tăng trưởng này tuy đã gần đạt mốc hai con số, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với định hướng điều hành trong năm nay là 14%.

Nhằm tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Đồng thời, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng cho hay, cơ quan này sẽ điều hành tín dụng kịp thời, phù hợp, chủ động bổ sung hạn mức, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cũng tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách, giải pháp về tín dụng đã và đang thực hiện, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Mặc dù tín dụng trên địa bàn TP.HCM vẫn còn cách xa mục tiêu tăng trưởng 14% trong năm 2023, nhưng tình hình giải ngân những ngày cuối năm ghi nhận chuyển biến tích cực.

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho biết, tính đến cuối tháng 11/2023, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố đạt 3.402.000 tỷ đồng, tăng 1,3% so với tháng trước đó. Đây là một trong các tháng mà tín dụng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm (tháng 3/2023, tín dụng tăng 1,37%). 11 tháng đầu năm, tín dụng tại TP.HCM tăng 5,97%.

Lý giải về việc giải ngân tín dụng khởi sắc trong tháng 11 so với các tháng trước, ông Lệnh cho rằng, đó là do tính chất mùa vụ, nhu cầu vốn dịp cuối năm thường tăng cao. Nhu cầu mua sắm, du lịch và dịch vụ của người dân tăng vào dịp cuối năm, lễ Tết. Hoạt động sản xuất - kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cũng sôi động hơn. Các yếu tố này kích thích sản xuất và tiêu dùng, qua đó kích thích tăng trưởng tín dụng.

Thực tế cho thấy, chỉ riêng chương trình cho vay bình ổn thị trường trên địa bàn TP. HCM vào mùa vụ năm 2023, doanh số cho vay đạt trên 13.000 tỷ đồng, cho 24 doanh nghiệp; trong đó, cho vay doanh nghiệp bình ổn thị trường đối với 13 doanh nghiệp, doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng và phân phối sản phẩm 11 doanh nghiệp.

“Lãi suất cho vay thấp, khoảng từ 4 - 6%/năm, đã góp phần trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp giảm giá thành, giữ ổn định giá bán các mặt hàng thiết yếu, từ đó hỗ trợ trực tiếp người tiêu dùng dịp cuối năm, phát huy ý nghĩa chương trình”, ông Lệnh nói.

Lãi vay sẽ giảm thêm

Lãi suất cho vay thực tế đã ghi nhận giảm khoảng 2 - 2,5%/năm tại các khoản vay phát sinh mới.

Lãnh đạo ngành ngân hàng cho rằng, với mặt bằng lãi suất thấp như hiện nay, không chỉ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, mà còn kích thích nhu cầu vay vốn, nếu tiếp cận ở góc độ quan hệ cung - cầu vốn tín dụng và góc độ thị trường. Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh và phân bổ hạn mức tín dụng phù hợp và khoa học cũng có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng, tạo điều kiện khai thác tốt tính chất mùa vụ cuối năm. Các doanh nghiệp đã được hỗ trợ về vốn, lãi suất, cơ cấu lại nợ, thụ hưởng các gói tín dụng ưu đãi…, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Từ phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) cho biết, doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn trong tình trạng thiếu vốn, nhất là mùa cao điểm sản xuất - kinh doanh cuối năm. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp đã vay ngân hàng để đầu tư máy móc, thu mua nguyên liệu… và đã thế chấp hết tài sản có quyền sở hữu hợp pháp, nên muốn vay thêm là điều bất khả thi. Trong khi đó, nhà xưởng trong khu công nghiệp thì ngân hàng không chấp nhận làm tài sản đảm bảo; tài sản xây dựng trên đất nông nghiệp bị định giá thấp… nên nhiều công ty vô cùng khó khăn trong vấn đề huy động vốn lưu động.

Với những khó khăn trên, ông Nguyễn Đức Lệnh cho rằng, với các khoản nợ cũ, các doanh nghiệp nên làm việc trực tiếp với phòng giao dịch ngân hàng để tìm kiếm giải pháp hiệu quả cho cả hai bên. Các ngân hàng cho biết đang điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay cũ để đồng hành cùng khách hàng. Còn việc ngân hàng định giá lại tài sản thế chấp các khoản vay là do giá trị tài sản giảm nên các ngân hàng mới phải làm như vậy.

Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB cũng cho hay, hiện nguồn thanh khoản của các ngân hàng dồi dào, thậm chí còn được cho là “thừa” tiền, nên tăng tốc tăng trưởng tín dụng vừa là trách nhiệm cũng vừa là nhu cầu của các ngân hàng. Không chỉ ưu đãi lãi suất với các gói tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu (5 - 6%/năm), hay tài trợ cho vay mua nhà 8%/năm trong 2 năm đầu tiên, ACB đang đẩy mạnh cho vay tín chấp. Các doanh nghiệp xuất khẩu có thị trường cũng có thể thế chấp bằng dòng tiền (Ngân hàng quản lý dòng tiền xuất khẩu của doanh nghiệp).

Các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định, tín dụng toàn hệ thống ghi nhận mức tăng trưởng 9,15% tính tới cuối tháng 11/2023 và khả năng đạt mức tăng 12% trong năm nay. Nhu cầu tín dụng nhìn chung vẫn ở mức yếu, do nền kinh tế và thị trường bất động sản hồi phục chậm. Lãi suất huy động giảm nhanh và lãi suất cho vay thực tế đã ghi nhận giảm khoảng 2 - 2,5%/năm tại các khoản vay phát sinh mới. Tuy nhiên, lãi suất dành cho các khoản vay hiện hữu vẫn trên 10%/năm do có độ trễ 3 - 6 tháng so với lãi suất huy động và có sự phân hóa về mức độ giảm giữa các ngành nghề. Mặt bằng lãi suất được kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm thêm khoảng 1 - 1,5%/năm trong năm 2024.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã phát đi thông báo về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng trưởng tín dụng 11 tháng đầu năm nay được đánh giá chưa kịp thời theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi tín dụng cho vay trung và dài hạn tiếp tục gặp khó khăn, tăng trưởng tín dụng còn thấp. Mức tăng trưởng tín dụng không đồng đều, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng còn nhiều khó khăn trong khi dư địa tăng trưởng tín dụng còn lại toàn hệ thống để các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng là rất lớn. Thủ tướng Chính phủ đề nghị các tổ chức tín dụng cần chủ động, linh hoạt cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, phục vụ sản xuất - kinh doanh, tập trung cho ba động lực tăng trưởng: tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư.

Xem thêm: lmth.594633tsop-peihgn-hnaod-yat-iot-auhc-er-nov/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Vốn rẻ chưa tới tay doanh nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools